Vì sao không nên trộn hai loại mực khác nhau?

Nhiều người khi đổi loại mực thường rửa sạch bút trước khi hút mực mới. Vì người ta biết rằng khi trộn hai loại mực khác nhau thường xuất hiện kết tủa, thậm chí làm cho mực mất màu.

Thông thường thì mực màu xanh đen là tanin - sắt (II) sunfat và loại phẩm màu xanh, chế tạo thành phẩm dung dịch keo. Trong dung dịch này, có các hạt keo tích điện giống nhau. Theo nguyên tắc "điện tích cùng dấu đẩy nhau, khác dấu hút nhau", các hạt tích điện cùng dấu đẩy nhau, nên không tạo nên các hạt lớn và tạo nên kết tủa. Nếu trộn hai loại mực sản xuất từ cùng loại nguyên liệu thì các hạt keo sẽ tích điện cùng tên nên không tạo kết tủa. Với các loại mực dùng loại nguyên liệu khác nhau, sẽ tạo những hạt keo có điện tích khác nhau. Khi trộn hai loại mực khác nhau với nhau, các hạt keo tích điện trái dấu sẽ hút lẫn nhau, tạo thành hạt lớn hơn và xuất hiện kết tủa. Trong bình mực sẽ xuất hiện nhiều cặn. Ví dụ loại mực thuần màu xanh được chế tạo bằng phẩm màu axit, nếu gặp loại phẩm màu xanh đen họ kiềm, hoặc ngược lại phẩm màu xanh đen là kiềm gặp phẩm màu axit, sẽ nhanh chóng xuất hiện kết tủa. Việc xuất hiện kết tủa không chỉ gây hiện tượng tắc mực khi viết mà còn làm nhạt màu.

Khi đã hiểu rõ điều này chắc bạn đã biết lý do không nên trộn hai loại mực khác nhãn hiệu với nhau làm một. Khi đã hết mực, cần thay mực, tốt nhất nên dùng nước sạch rửa sạch bút rồi mới thay loại mực khác để tránh hiện tượng tạo kết tủa, ảnh hưởng độ bền của bút.

Vì sao các thiết bị vũ trụ phải giữ tư thế chính xác trong vũ trụ?

Khi đọc sách hoặc viết chữ ta phải giữ một tư thế chính xác, vậy các thiết bị hàng không vũ trụ bay trong vũ trụ có cần giữ tư thế chính xác không?...

Vì sao giấy gói hàng (giấy bao xi măng) lại bền như vậy?

Chắc các bạn thường thấy ở các công trường xây dựng người ta chất các bao xi măng thành đống. Xi măng được đóng bao kín trong những bao làm bằng giấy...

Sự kiện bệnh đau nhức xảy ra như thế nào?

Trên thế giới có nhiều bệnh kì lạ đưa lại đau khổ cho con người. Năm 1955 – 1972, ở lưu vực sông Thần Thông, huyện Phú Sơn, Nhật Bản đã xuất hiện một...

Vì sao trong một ngày, chiều cao của cơ thể có thay đổi?

Từ lúc sơ sinh cho đến tuổi thanh niên, chiều cao của thân thể không ngừng phát triển. Sau lứa tuổi thanh niên, chiều cao cơ bản không tăng lên nữa.

Tại sao hoa Ngu Mỹ Nhân được coi là tuyệt sắc giai nhân?

Ngu Mỹ Nhân là thảo mộc sống 1 2 năm, thân thẳng, phân cành tơ nhỏ, thân cao 30 - 90 cm. Lá hỗ sinh, mùa hè nở hoa, hoa bao hình vát tròn, mọc đơn ở...

Số nguyên và số chẵn có nhiều như nhau không?

Số chẵn và số nguyên có nhiều như nhau không? Nhiều bạn chưa kịp suy nghĩ đã trả lời “không, không như nhau, bởi vì số chẵn là một bộ phận của số...

Vì sao dầu mỏ được đánh giá là "vàng đen"?

Dầu mỏ là loại dầu khoáng vật có màu nâu hoặc đen. Dầu mỏ được đánh giá là "vàng đen", là "dòng máu của công nghiệp".

Vì sao cần chế biến sữa thành sữa chua?

Sữa là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, trong đó có đường (khoảng 4,6%), protein (khoảng 3,5%) và chất béo (khoảng 3,5%). Ngoài ra trong sữa còn...

Về không khí

Vào năm 1771, tại một phòng bào chế thuốc ở Thuỵ Điển, dược sĩ Haler đang loay hoay giữa đám chai lọ, hộp tiêu bản. Haler vốn là người ham mê khoa...