Cái hồ cạn

Ngày xửa ngày xưa, tại một làng nó có một bà mẹ sống cùng một người con trai và một người con gái. Bà chịu khó còng lưng làm thuê từ sáng sớm đến tối khuya trên ruộng đất của người khác mà chẳng đủ ăn. Bị cái nghèo ngày một thúc bách, chẳng còn biết làm sao, bà đành để con gái đi chăn cừu cho một chủ trại láng giềng giàu có.

Ngày nào cũng vậy, cô bé dẫn cừu lên tít cao trên núi, gần nơi có một cái hồ nước trong lấp loáng như một con mắt trời. Đàn cừu nhởn nhơ trên đồng cỏ, còn cô bé, tên gọi Dolma, thì ngồi trên một phiến đá cách biệt mải miết cuộn len cừu quanh thoi sợi.

Một hôm, cô đang ngồi cuộn len thì thấy một con ong đực bay quanh đầu. Cô xua đi nhưng nó luôn trở lại vo ve bên tai. Cô gái tưởng nghe có tiếng nói:

- Vo, vo, hãy ngòi lên lưng tôi, tôi sẽ mang cô đi xa khỏi đ

“Ta mê chăng?” cô gái tự nhủ, nhưng chỉ mấy phút sau, điều nọ lại tái diễn:

- Vo, vo, ngồi lên lưng tôi, tôi sẽ đem cô đi khỏi đây, con côn trùng lớn vẫn vo ve.

“Lạ chưa! Ong biết nói từ bao giờ nhỉ?” Con ong vẫn tiếp tục rỉ rầm quanh đầu cô, nó chỉ bay đi khi mặt trời khuất sau quả núi.

Dolma suy nghĩ rất lâu lúc dẫn cừu về chuồng. Sự kiện kỳ lạ không rời tâm trí cô. Buổi tối về đến nhà ngồi bên bếp lửa, cô kể với mẹ:

- Mẹ ạ, hôm nay ở trên núi con đã gặp một chuyện lạ. Có một con ong cứ bay quanh con. Nó bảo con ngồi lên lưng, nó sẽ mang con đi xa.

- Tại sao con không làm thế, con gái ngốc ngếch, biết đâu nó sẽ mang con đến một thế giới tốt hơn thế giới của chúng ta, bà mẹ nói, giọng cay đắng, dù bà vẫn nghĩ điều con gái vừa kể là hoàn toàn tưởng tượng.

Hôm sau, Dolma lên cao trên núi cùng với đàn cừu như thường lệ. Cô đến tảng đá ưa thích, ngồi xuống, lấy thoi sợi ra cuộn len. Và rồi, không, không phải là nghe nhầm, quả thực có tiếng gì rỉ rầm bên tai. Cô hiểu ra:

- Vo, vo, ngồi lên lưng tôi, tôi sẽ đem cô đi.

- Đồng ý, tôi sẽ đi với anh, hãy mang tôi trên lưng anh. Cô nhanh tay quấn đầu sợi chỉ quanh người và ném thoi sợi xuống đất.

- Nhắm mắt lại, có tiếng vo vo quanh đầu cô.

Dolma vâng lời nhắm mắt lại. Tức thì con ong biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, ôm cô gái trong vòng tay mang đi.

Chiều đó, đàn cừu tự về chuồng. Thoạt đầu bà mẹ chắc mẩn có con cừu con nào bị lạc nên con gái mình phải đi tìm. Nhưng tối rồi mà cô gái vẫn chưa về. Bà mẹ chợt nhớ lại chuyện con gái kể đêm trước, tim bà thắt lại. “Con ong kia chẳng phải ong thường. Nó hẳn là một vị thần, nhưng không rõ phúc thần hay ác thần?” Đêm đó bà mẹ không hề chợp mắt.

Sáng hôm sau, từ tinh sương, bà vội vàng lên núi. Gần hết hơi thì bà lên tới đỉnh, bà thấy phiến đá lớn nằm cách biệt và gần đó là thoi sợi mà con gái luôn mang theo. Từ thoi sợi chạy dài một sợi chỉ trắng. “Sợi tơ mảnh!” bà mẹ nghĩ thầm không khỏi tự hào về tài khéo léo của con gái mình. Thoi sợi tự giở ra, quay vòng sợi tơ uốn lượn, mất tích trong các bụi rậm, vòng quanh một cái cây, kéo dài trong đồng cỏ trên núi cao, và bất thần rơi thẳng xuống hồ.

“Đứa con khốn khổ của ta, con đã rơi vào tổ ong nào vậy?” Bà mẹ than khóc. Nhưng những lời than vãn, những giọt nước mắt cay đắng chẳng ích gì. Hồ vẫn im phắc, mặt hồ phẳng lặng không một gợn sóng, phản chiếu trời xanh không một bóng mây.

Bà mẹ về nhà, khóc than thảm thiết. Quá đau đớn và phiền muộn, bà yếu đi trông thấy, phải nằm liệt giường một ngày, hai ngày, rồi ba ngày. Đau buồn khiến bà mỏi mòn, suy sụp. Hết ngày thứ ba thì bà mẹ rơi vào tình trạng mê sảng, chìm trong giấc ngủ mê mệt. Trong mơ con gái bà hiện về.

- Mẹ thân yêu của con, đừng khóc vì con! Con không chết, con vẫn sống, nhưng là sống trên đỉnh núi, sống ở đáy hồ. Con đã thành vợ của vua Rồng. Chồng con đã dạy cho con biết làm mọi phép thuật. Khi nào chính chồng con hoặc dân làng cầu mưa, con sẽ đem mưa đến cho mọi người. Dứt lời cô gái hóa thành vầng mây trắng, tan biến trong không trung.

Gặp được con gái trong mơ, bà mẹ dần dần hồi phục. Bà thuật lại giấc mơ lạ của mình với bà con làng xóm.

Họ nghe bà nói nhưng nhún vai nghi ngờ. Ít lâu sau, một trận hạn hán lớn hoành hành khắp vùng, giếng không còn lấy một giọt nước, dân làng nhớ lại lời bà mẹ bèn kéo nhau lên hồ trên núi cầu xin Dolma đem mưa xuống. Quả nhiên, chỉ ít lâu sau, mây đen kéo đầy trời và một trận mưa tốt lành rơi xuống đất. Từ đó dân làng biết rằng Dolma sống trong hồ và khi cần cô sẵn sàng giúp đỡ họ.

Mấy năm trôi qua. Em trai của Dolma đã lớn và đến tuổi lấy vợ. Người ta mời đến dự đám cưới đông đảo bạn bè. Dolma cũng đến. Nghiêm trang và lặng lẽ, cô đi qua các khách mời, lấy từ trong ngực ra một tráp sơn nhỏ đặt lên bàn thờ gia tiên. Lão chủ trại trang trại nơi mẹ và em trai cô làm công cũng đến xem đám cưới ra sao. Lão tò mò dán mắt nhìn cái tráp, trong bụng thầm nghĩ cái tráp ấy chắc hẳn phải đựng đồ nữ trang quý của cung vua Rồng. Rình lúc mọi người sang phòng bên cạnh lão nhảy bố về phía bàn thờ, lấy cắp cái tráp, mở vội nắp. Bàn tay lão run lẩy bẩy vì xúc động. Trong hộp, cuộn khúc như hai con rắn là hai chú ròng con. Cảm thấy nắp tráp nâng lên, các chú thò ngay đầu ra ngoài. Chủ trại sợ quá đóng sập cái nắp, tiện đứt cổ hai hoàng tử Rồng. Thế là xong đời các chú. Chủ trại kinh hoàng. Không chần chừ gì thêm, lão đặt cái tráp vào chỗ cũ và chuồn thẳng sang buồng bên cạnh với các thực khách.

Dolma trở lại lấy cái tráp luồn vào trong ngực, dưới làn áo nịt, vì đã đến giờ cho hai đứa trẻ rồng bú sữa. Một lúc trôi qua, mãi không thấy gì động cựa trong tráp, hai đứa trẻ không thò đầu ra bú. Cô cầm lại tráp mở ra xem, và kêu lên khủng khiếp. Hai con cô đã chết bên trong tự bao giờ!

- Mẹ ơi, mẹ thân yêu ơi, Frérot, em thân yêu ơi, xin vĩnh biệt, con phải về với chồng. Ba ngày nữa hãy đến bên hồ. Nếu thấy nước trong, tức là con còn sống, nếu nước vẩn đục nghĩa là nỗi đau buồn của con vô hạn, còn nếu nước hồ chuyển màu đỏ tức là con không còn sống giữa mọi người. Dứt những lời ly biệt ấy, Dolma biến thành vầng mây trắng tan biến trong không trung.

Ba ngày sau, bà mẹ cùng cậu con trai dắt nhau lên hồ trên núi. Trước mặt họ, nước hồ mênh mông phẳng lặng, trong vắt. Hai mẹ con nhìn nhau sung sướng. Nhưng kìa làn nước bất thần vẩn đục, rất đục, tối sầm, đen xịt và buồn thảm. Bà mẹ khóc đến tan nát con tim. Cậu em khóc cay đắng. Và kìa nước bắt đầu chuyển màu đỏ nhờ, đỏ thắm và rồi, chuyển sang màu máu. Hai mẹ con ngập chìm trong nước mắt đau khổ, vặn tay tuyệt vọng, gọi tên Dolma, nhưng nước đỏ sủi bọt, bắn tung tóe, như cũng than khóc không thôi. Lòng nặng trĩu hai mẹ con trở về nhà. Dân làng không quên Dolma và những đứa con bất hạnh của cô. Họ vô cùng oán hận lão chủ trại. Lão này phải trốn biệt trước cơn thịnh nộ của những người nông dân, đến mức lão không dám đi đòi thuế lĩnh canh. ít ra nhờ thế bát hạnh của Dolma cũng không phải là vô ích, nỗi khổ của những người nghèo vợi bớt đôi phần, và lòng biết ơn của họ đối với Dolma càng tăng.

Nước hồ bắt đầu cạn. Nước cạn từ từ nhưng đều đặn cho đến khi hết hẳn. Hồ hóa cạn khô. Lòng hồ còn trơ lại, câm lặng, như một con mắt trời nhắm chặt. Nhưng mỗi khi trời làm hạn hán trong vùng, dân làng vẫn đến bên lòng hò cạn cầu mưa. Và họ chẳng phải chờ lâu, trời vần vũ, những giọt mưa rơi xuống đất khát bỏng như những giọt nước mắt lớn đắng cay - nước mắt của Dolma khóc con.

Chú bé tí hon

Xưa có một bác nông dân nghèo, tối tối bác thường ngồi bên lò sưởi, gẩy than cho lửa cháy, và bác gái ngồi xe chỉ...

Con gà trống chân chì

Con gà trống ấy có đôi chân chì, lông ở cánh đen mượt như nhung, lông ở ngực vàng thắm, cái mào trên đầu thì đỏ chói, vắt qua vắt lại. Tiếng nó hay ồ ồ, vang rất xa. Nó sống với bà già cô đơn trong một túp lều nát...

Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn

Hồi ấy đang giữa mùa đông, hoa tuyết như những lông chim bay khắp bầu trời, có một bà hoàng hậu ngồi khâu bên cửa sổ...

Ông lão đánh cá và con cá vàng

Xưa kia, ở một bờ biển rất rộng lớn nọ, có một ông lão làm nghề đánh cá cùng chung sống với người vợ của mình. Hai vợ chồng già sống trong túp lều rách nát, tồi tàn...

Cô bé Lọ Lem

Ngày xưa có một người đàn ông giàu có, vợ ông ta ốm nặng. Khi bà cảm thấy mình sắp gần đất xa trời, bà gọi người con gái duy nhất của mình lại bên giường và dặn dò...

Người mua giấc mơ

Ngày xửa ngày xưa có hai người lái buôn, một già một trẻ. Họ thường cùng nhau đi buôn chuyến. Một ngày họ đi đến bờ biển thuộc làng Teraddomai. Họ đã thấm mệt sau một chặng đường dài nên họ ngồi nghi một lát...

Chu du thiên hạ để học rùng mình

Một người cha có hai người con trai. Người con trai cả thông minh, khôn ngoan luôn tìm cách giải quyết tốt nhất mọi việc...

Chiếc bật lửa thần

Một anh lính đang đi trên đường cái. Một, hai! Một, hai! Bọc đồ trên lưng và gươm cạnh sườn, anh vừa tham chiến về, đang trên đường trở lại quê hương. Dọc đường, anh bỗng gặp một mụ phù thuỷ già...

Con ngựa mù

Ngày xưa lâu lắm rồi, trên đất nước Nga có một thành phố buôn bán sầm uất ở gần cửa biển. Ở thành phố ấy có một thương nhân rất giàu có. Thuyền ông ta chở hàng đi khắp bốn biển năm châu nên ông ta thu được nhiều bạc vàng...