Cô bé Lọ Lem

Ngày xưa có một vị quý tộc góa vợ, lấy phải một người đàn bà tính nết kiêu căng, khó chịu chưa từng thấy trên đời. Mụ có hai đứa con gái giống mụ như in. Người chồng cũng có một đứa con gái riêng dịu dàng và tốt bụng không ai bằng. Cô bé giống mẹ, một người đàn bà đức hạnh.

Hôn lễ vừa xong là mụ dì ghẻ tỏ ngay thái độ cáu gắt. Mụ không thể chịu đựng được những nết tốt của cô bé, vì nó càng làm cho hai đứa con gái mụ trở nên đáng ghét hơn.

Mụ bắt cô bé làm những việc nặng nhọc nhất trong nhà. Cô bé phải ngủ trên gác thượng, trong vựa lúa, trên một cái ổ rơm tồi tàn. Trong khi đó, các em cô có phòng riêng, sàn lót ván, giường đúng thời trang, gương soi từ đầu đến chân. Cô bé chỉ biết nhẫn nhịn chịu đựng chứ không dám than vãn với cha, bởi sợ cha sẽ la mắng, vì cha đã bị mụ dì ghẻ điều khiển hoàn toàn.

Công việc đâu đó xong xuôi, cô bé thường ngồi đến bên lò sưởi trên đống tro, vì thế trong nhà gọi cô là cô bé Lọ Lem. Lọ Lem chỉ lôi thôi quần áo chứ sắc đẹp thì cô gấp trăm lần hai cô em mình, cho dù chúng được ăn mặc sang trọng.

Một hôm, hoàng tử cho mở hội khiêu vũ. Các cô em trong lòng khấp khởi, suốt ngày bận rộn lựa chọn quần áo sao cho thật hợp với người. Lại thêm một khó nhọc mới cho cô bé Lọ Lem, vì cô phải ủi quần áo và xếp vuốt tay áo cho các em mình. Trong nhà chỉ nghe tiếng bàn tán về cách ăn mặc:

– Chị sẽ mặc bộ đồ nhung đỏ có viền ren quý phái này – cô chị nói.

– Còn em sẽ mặc chiếc váy xanh có đính vàng và đeo thêm sợi dây chuyền kim cương nữa.

Gần hai ngày ròng rã, hai cô em chẳng dám ăn thứ gì. Hai cô mừng không kể xiết đến nỗi làm đứt mười hai dây thắt lưng vì ráng sức kéo thật chặt để bó thân hình cho eo lại; chưa kể là suốt ngày đứng trước gương ngắm vuốt.

Cuối cùng ngày vui đến. Trong lúc Lọ Lem sửa tóc, sửa mũ cho hai cô em, một cô cạnh khóe hỏi:

– Này Lọ Lem, Lọ Lem có thích đi dự khiêu vũ không?

– Ôi dà! Các cô ơi, các cô đừng nhạo tôi, hội hè chẳng phải chuyện của tôi!

Thắng xong bộ cánh đẹp nhất vào, hai cô em vội vã bước đi. Cô bé Lọ Lem đưa mắt nhìn theo một lúc lâu, mãi đến khi không còn trông thấy gì nữa thì Lọ Lem mới bắt đầu khóc.

Bà tiên đỡ đầu thấy cô khóc, liền hiện ra, hỏi nguyên nhân vì sao.

– Con rất muốn… Con rất muốn… Cô bé khóc òa, không sao nói hết câu.

Bà tiên đỡ đầu bảo:

– Con rất muốn đi dự hội phải không?

– Vâng, cô bé Lọ Lem vừa nói vừa thở dài.

– Thế thì được, ta sẽ cho con đi dự hội. Bây giờ, con hãy ra vườn, hái cho ta một quả bí ngô.

Cô bé Lọ Lem liền hái trái bị đẹp nhất mang vào. Bà tiên khoét hết ruột bí, chỉ để lại cái vỏ. Sau đó bà gõ chiếc đũa thần vào vỏ bí, tức thì nó biến thành một cỗ xe dát vàng rực rỡ vô cùng. Tiếp theo, bà tiên lại nhìn vào bẫy chuột ở xó nhà, thấy có sáu chú chuột nhắt, bà lại dùng đũa thần gõ vào từng con, thế là mỗi con biến thành một con ngựa xinh xắn, lông xám lốm đốm trắng.

Sau đó bà lại bảo cô bé Lọ Lem:

– Con ra góc bếp, xách nốt chiếc bẫy chuột cống vào đây.

Chiếc bẫy được mang vào, bà tiên bắt con chuột to nhất và biến chú ta thành một chàng đánh xe cao lớn, lịch lãm.

Lúc này bà tiên mới quay sang bảo với cô bé Lọ Lem:

– Nào, đủ lễ bộ để đi dự hội chưa? Con thấy có vui không?

– Dạ có, nhưng làm sao con có thể đi dự hội trong bộ quần áo nhem nhuốc như thế này!

Bà tiên chỉ cần chạm nhẹ chiếc đũa thần vào người Lọ Lem, thế là quần áo của cô bé hóa ngay thành mộ bộ xiêm áo lộng lẫy, dát vàng và bạc lấp lánh. Bà tiên còn không quên tặng cho Lọ Lem một đôi giàu pha lê đẹp nhất thế gian.

Trước khi đi, bà tiên căn dặn Lọ Lem: không được ở dạ hội quá mười hai giờ khuya. Nếu ở quá thêm một chút thì xe sẽ trở thành quả bí, ngựa sẽ trở thành chuột nhắt, lính hầu sẽ trở lại thành chuột cống, và quần áo sẽ là quần áo nhem nhuốc như lúc trước.

Cô bé Lọ Lem vâng lời ra đi, lòng mừng khấp khởi. Hoàng tử bị nàng cuốn hút vô cùng, vừa nhìn thấy đã vội vã ra đón, dắt vào phòng khách trước đông đủ mọi người. Tất cả đều im lặng. Khách khứa ngừng nhảy, vĩ cầm im bặt, ai nấy chăm chú ngắm nhìn sắc đẹp của nàng.

Hoàng tử mời cô cùng nhảy. Cô nhảy duyên dáng quá khiến mọi người càng thán phục.

Bữa ăn khuya được đọn ra, nhưng hoàng tử khong nếm qua một chút gì, chàng chỉ mải mê ngắm nhìn người đẹp. Lọ Lem đến gần hai cô em, ân cần trò chuyện, mời hai cô nếm thử mứt cam, mứt chanh mà hoàng tử tặng cô. Cử chỉ ấy làm hai cô em hết sức ngạc nhiên, vì hai cô không hận ra được đấy là Lọ Lem nhà mình.

Khi đồng hồ chỉ mười một giờ bốn mươi lăm phút, Lọ Lem đứng lên, nghiêng mình lễ phép chào quan khách rồi vội vã ra về.

Đến nhà, bà tiên đỡ đầu đang chờ. Cô cám ơn bà tiên và tỏ ý muốn tối mai lại tiếp tục đi dự hội, vi được hoàng tử đích thân mời.

Hôm sau, hai cô em đi dự hội và Lọ Lem cũng vậy. Hoàng tử không rời cô nửa bước và luôn nói với cô những lời trìu mến, êm dịu.

Cô bé Lọ Lem vui quá nên quên mất lời dặn của bà tiên. Đúng mười hai giờ, cô hoảng hốt, đứng dậy và vụt chạy vội vã ra về. Hoàng tử phóng theo mà không kịp, chỉ nhặt được một chiếc giày pha lê mà cô đánh rơi.

 

Ít lâu sau, hoàng tử loan tin ai có bàn chân đi vừa chiếc giày, chàng sẽ lấy làm vợ. Các cô gái thi nhau ướm thử giày, nhưng chẳng chân ai vừa cả. Lọ Lem đứng nhìn, nhận ra chiếc giày của mình, liền xin ướm thử. Bàn chân nhỏ nhắn dễ thương xỏ lọt nhẹ nhàng vào chiếc giày, thật là vừa vặn.

Hai cô em hết sức ngạc nhiên khi thấy Lọ Lem rút từ trong túi áo ra một chiếc giày thứ hai giống y như thế và cô xỏ luôn vào chân còn lại của mình. Ngay lúc ấy, bà tiên đỡ đầu xuất hiện. Bà gõ chiếc đũa thần lên quần áo của Lọ Lem, biến nàng thành một nàng công chúa lộng lẫy chưa từng thấy.

 

Bấy giờ hai cô em mới nhận ra cô bé Lọ Lem chính là nàng công chúa xinh đẹp ở dạ hội hôm trước. Cả hai liền quỳ ngay xuống chân Lọ Lem, xin nàng tha tội cho vì trước đây đã đối xử tệ bạc với nàng.

Lọ Lem đỡ hai cô em dậy, nói rằng cô sẵn lòng tha thứ và mong rằng họ hãy yêu thương cô.

Người ta đưa cô đến với hoàng tử trong bộ quần áo lộng lẫy như vậy. Chàng lại thấy nàng đẹp hơn bao giờ hết. Ít ngày sau, họ làm lễ cưới.

Lọ Lem vốn là một cô gái xinh đẹp và nhân hậu. Cô cho đón hai em vào hoàng cung ở cùng, từ đó hai cô dần thay đổi tâm tính, trở nên tốt đẹp hơn. Sau này, Lọ Lem còn mai mối hai cô với hai vương hầu trẻ tuổi có tài của triều đình.

Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn

Hồi ấy đang giữa mùa đông, hoa tuyết như những lông chim bay khắp bầu trời, có một bà hoàng hậu ngồi khâu bên cửa sổ...

Chu du thiên hạ để học rùng mình

Một người cha có hai người con trai. Người con trai cả thông minh, khôn ngoan luôn tìm cách giải quyết tốt nhất mọi việc...

Người da gấu

Xưa có một anh thanh niên đi lính, rất dũng cảm, luôn luôn xung phong đi dưới mũi tên hòn đạn. Trong thời chiến, mọi việc đều ổn, nhưng đến thời bình, anh bị thải hồi. Tên đại úy chỉ huy bảo anh tùy muốn đi đâu thì đi...

Cô bé bán diêm

Vào buổi đêm giáng sinh ngày ấy, bên ngoài trời những bông tuyết cứ triền miên rơi mãi mà không dừng, những cơn gió lạnh thấu xương lại tô điểm hơn cho cái ngày giáng sinh vô cùng đặc biệt trong năm, cái ngày mà chúa sinh ra đời…

Chó sói và bảy chú dê con

Ngày xửa ngày xưa, có một con dê cái già sinh được bảy chú dê con. Mẹ nào mà chả thương con, dê mẹ thương yêu đàn con của mình lắm. Một ngày kia, dê mẹ vào rừng kiếm thức ăn...

Rapunzel cô gái tóc dài

Ngày xưa có hai vợ chồng nhà kia không có con, họ mong rằng ngày kia trời sẽ thương cảnh ngộ họ. Nhìn qua cửa sổ sau nhà thì thấy một mảnh vườn tuyệt đẹp, trồng toàn hoa thơm, các loại rau lạ...

Con rắn trắng

Thuở ấy có một ông vua nổi tiếng trong cả nước là thông minh, học rộng, biết nhiều. Không cái gì là vua không biết. Người ta có cảm giác dường như gió đưa lại cho vua những tin tức bí mật nhất...

Con gà trống chân chì

Con gà trống ấy có đôi chân chì, lông ở cánh đen mượt như nhung, lông ở ngực vàng thắm, cái mào trên đầu thì đỏ chói, vắt qua vắt lại. Tiếng nó hay ồ ồ, vang rất xa. Nó sống với bà già cô đơn trong một túp lều nát...

Chú mèo đi hia

Một bác thợ xay có ba người con trai, gia tài của bác cũng có ba thứ: một cối xay gió, một con lừa và một con mèo. Các con bác xay bột, lừa đi lấy ngũ cốc về xay và chở bột đi, còn mèo thì bắt chuột...