Câu chuyện những ngón tay

Một hôm, những ngón tay tranh luận với nhau xem những ngón nào là quan trọng hơn cả. Thoạt tiên, ngón tay giữa nói:

– Tôi chiếm vị trí trung tâm của bàn tay, không có tôi thì bàn tay chẳng ra bàn tay nữa.

Các ngón khác đều cãi rằng:

– Tuy cậu ở vị trí trung tâm và cao hơn tất cả nhưng chỉ ngồi đó cho có vị thôi, chứ có giúp được việc gì cho bàn tay để cầm nắm đâu!

Ngón tay đeo nhẫn vênh mặt nói một cách tự hào rằng hắn đóng vai trò quan trọng nhất: chính hắn là người mang dấu hiệu tượng trưng cho sự trưởng thành của chủ, tức là đeo nhẫn cưới.

Nhưng các ngón tay khác đều cười và nhận xét rằng:
– Thà cậu im đi còn hơn. Chiếc nhẫn cưới ấy ông chủ cất trong túi nhiều hơn, cốt để các cô gái trẻ tưởng ông ấy chưa lập gia đình, chứ có đeo đâu. Ngoài ra cậu có làm được việc gì khác đâu?

– Quan trọng nhất vẫn là tôi! – Ngón tay trỏ nói – Ai là người chỉ đường? Ai là người vạch ra những thiếu sót của cơ quan? Chính là tôi. Thử nghe ông chủ thường nói: Các bạn, nguyên nhân sự chậm tiến của chúng ta chính là ở đây…, mọi người đều sợ tôi trỏ vì không ai muốn mình là nguyên nhân chậm tiến của cả tập thể.

– Bạn nhầm rồi, bạn thân mến ạ – Ngón tay cái phản đối – không phải chỉ mình bạn biết chỉ. Tôi cũng chỉ, nhưng chỉ một cách khéo léo, tế nhị hơn cơ. Tôi không chỉ thẳng vào người ta mà lại chỉ qua bên phải, qua sau lưng, nhưng vẫn trúng thủ phạm như thường. Hơn nữa, trong một số trường hợp, khi muốn thoái thác trách nhiệm, tôi giúp ông chủ chỉ cho khách sang cửa khác, gặp người khác mà cầu xin, phản đối…

Từ nãy chỉ có ngón tay út im lặng. Vả lại, nó còn biết khoe khoang gì nữa: nó vốn là ngón tay bé nhất. Nhưng…

– Kìa, tại sao chú út không nói gì? – Những ngón tay khác hỏi.

– Em cũng biết chỉ đấy chứ. Vì em vốn nhỏ bé cho nên trong những lúc ông chủ cần tự phê bình, ông ấy dùng em chỉ vào ngực mình thì chẳng ai trông thấy cả. Ngoài ra, em còn được việc trong những khi cần móc ngoặc: nếu thỏa thuận với ai, chỉ cần nói xong ngay. Thế là cả hai người đều chìa em ra móc với nhau.

Câu chuyện bó đũa

Ngày xưa, ở một làng nọ có một người nhà rất giàu. Ông ta sinh được những năm người con. Vì quá giàu có nên những người con của ông ta có một đời sống sung sướng thừa thãi về vật chất...

Hai con dê qua cầu

Ngày xưa có một con dê đang ăn cỏ trên đoạn dốc đầy cỏ của ngọn đồi gần một con suối. Nó quyết định thưởng thức mùi vị cỏ trên ngọn đồi bên kia. Một lối đi hẹp dài được làm như một chiếc cầu bắc ngang qua con suối...

Chú chó tham ăn và cái bóng

Trên một con đường của ngôi làng nọ, có một chú chó hung dữ lững thững đi dạo trên đường. Bỗng nhiên, một mùi thơm từ đâu bay tới đánh thức cơn đói cồn cào trong bụng nó...

Kiến và Ve sầu

Ngày hè đỏ lửa, ve sầu lười biếng nằm duỗi chân dưới tán cây. Thỉnh thoảng ve sầu lại nhấm nháp một giọt mật ong thượng hạng, lim dim hưởng thụ thì bất chợt thấy bác kiến thân thể nhớp nháp mồ hôi hì hục vác một hạt gạo...

Truyện ngụ ngôn Kiến và Voi

Ngày xưa, trong một khu rừng rậm có một con Voi rất hung dữ. Gặp bất kỳ loài vật nào, Voi cũng dùng đôi ngà ghê gớm của mình húc.

Hai người du khách và chiếc ví

Hai người khách bộ hành đang đi cùng nhau trên một con đường thì một người bỗng nhặt được một chiếc ví đầy cứng...

Con quạ thông minh

Một con quạ đang khát nước. Nó bay rất lâu để tìm nước nhưng chẳng thấy một giọt nước nào.

Đại Bàng và Con Chim Sẻ

Ở khu rừng nọ có một con đại bàng huênh hoang hợm hĩnh . Gặp bất cứ con chim nào , đại bàng cũng khoe khoang rằng nó là chúa tể của các loài chim , rằng nó khỏe nhất , kêu to nhất , bay cao nhất .

Truyên ngụ ngôn Cáo và Cò

Ngày xửa ngày xưa, có một con cáo rất xảo quyệt và tinh nghịch. Nó thường giả vờ thân thiện sau đó chơi khăm những con vật khác...