Chim Khách và Quạ

Chim khách và quạ

Chim Khách [1] đến đậu ở cổng một nhà kia, kêu lên mấy tiếng. Chủ nhà nghe thấy, mừng rỡ bảo con:

– Này, Chim Khách kêu là nhà sắp có khách quý đấy! Con nên vào nhà kiếm chút gì đêm thưởng cho chim.

Người con vâng lời, vào nhà lấy một vốc thức ăn, thưởng cho Chim Khách.

Giữa lúc đó, một chú Quạ [2] chợt bay qua, thấy thế, vội sà xuống, hỏi săn hỏi đón [3]:

– Anh Khách ơi! Tại sao người ta cho anh ăn nhiều và ngon thế?

Chim Khách đáp:

– Có gì đâu, vừa rồi tôi báo tin mừng cho họ, nên họ thưởng cho tôi đấy!

Quạ ta càng ngạc nhiên, hỏi dồn:

– Được thưởng à? Thế anh làm cách nào để báo tin mừng cho họ?

Chim Khách nói:

– Tôi cứ việc đậu ở đầu nhà, đầu cổng, hoặc trước sân, kêu lên ba tiếng thật to, thế là họ khắc biết.

Quạ bảo:

– Ồ, tôi tưởng khó khăn như thế nào! Chứ đứng ở đầu nhà kêu lên ba tiếng thì tôi kêu còn to hơn anh nhiều.

Nói rồi, Quạ ta bay sang nhà bên cạnh, đậu ngay tren nóc nhà chính giữa, vươn cổ kêu lên ba tiếng thật to:

– Quạ…ạ! Quạ…ạ! Quạ…ạ!

Tiếng kêu vừa dứt, đã thấy chủ nhà hô hoán [4], xóm giềng vác sào, nhặt đá, đuổi đánh túi bụi. Quạ cố đem hết sức bình sinh [5] bay vút lên cao, lao thẳng ra cánh đồng, hút chết [6]!

Hôm sau, Quạ đến tìm Chim Khách, trách Chim Khách đã lừa mình.

Chim Khách bực mình nói:

– Tôi có xui anh làm như tôi đâu. Tôi kêu ba tiếng nhưng tiếng kêu của tôi sáng sủa, rảnh rang [7], người ta cho là báo tin vui, tin mừng. Còn bọn các anh, khi có người chết, có mồi béo bở thì kéo nhau kêu quang quác để kiếm chác, cho nên tiếng kêu của các anh, người ta cho là báo tin xấu, tin rủi [8]. Anh vì không tự hiểu mình nên đã chuốc vạ vào thân [9], sao lại còn đến trách tôi?

 

Chú giải

[1] Chim Khách: loài chim lông đen, đuôi dài. Dân gian ta thường cho rằng khi Chim Khách đến đậu ở nhà ai, kêu lên mấy tiếng là báo nhà ấy sắp có khách.
[2] Quạ: loài chim lông đen, mỏ dài, hay rỉa xác chết và bắt gà con.
[3] Hỏi săn hỏi đón: hỏi cho kì được.
[4] Hô hoán: kêu to lên cho mọi người biết (khi có việc nguy cấp).
[5] Đem hết sức bình sinh: ý nói đem hết sức lực có thể có được của bản thân ra (để chống đỡ, hoặc để làm một việc gì).
[6] Hút chết: suýt chết.
[7] Rảnh rang: thong thả, không vội vã.
[8] Rủi: (tin) không may, không lành, xấu.
[9] Chuốc vạ vào thân: rước tai họa vào mình.

Rùa và vịt

Rùa đi đến đâu cũng cõng ngôi nhà theo trên lưng. Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng nó cũng không thể ra được khỏi nhà. Người ta bảo rằng thần Jupiter phạt nó như thế, vì nó là kẻ lười biếng lúc nào cũng nằm ở nhà...

Câu chuyện bó đũa

Ngày xưa, ở một làng nọ có một người nhà rất giàu. Ông ta sinh được những năm người con. Vì quá giàu có nên những người con của ông ta có một đời sống sung sướng thừa thãi về vật chất...

Con cáo và chùm nho

Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn...

Hai con dê qua cầu

Ngày xưa có một con dê đang ăn cỏ trên đoạn dốc đầy cỏ của ngọn đồi gần một con suối. Nó quyết định thưởng thức mùi vị cỏ trên ngọn đồi bên kia. Một lối đi hẹp dài được làm như một chiếc cầu bắc ngang qua con suối...

Lừa và ngựa

Có chú Lừa đi cùng một con Ngựa trông sang trọng bảnh bao lắm. Trên lưng ngựa chỉ có bộ yên thồ hàng, còn trên lưng Lừa lại chồng chất hàng hoá nặng đến mức nó không chịu nổi...

Chú chó tham ăn và cái bóng

Trên một con đường của ngôi làng nọ, có một chú chó hung dữ lững thững đi dạo trên đường. Bỗng nhiên, một mùi thơm từ đâu bay tới đánh thức cơn đói cồn cào trong bụng nó...

Bọ chét và người đàn ông

Một con bọ chét cắn một người đàn ông cho đến khi anh ta không thể chịu đựng thêm được nữa. Anh ta tìm khắp người và cuối cùng cũng tóm được nó...

Cô gái vắt sữa

Ở trang trại nọ có một cô gái vắt sữa nhan sắc bình thường. Công việc hàng ngày của cô là cho bò sữa ăn và vắt sữa cho chúng...

Truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ

Ngày xửa ngày xưa, có một con Rùa và một con Thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua...