Con hổ có nghĩa

Ngày xửa ngày xư, ở huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh vùng Đông Bắc nước ta có một người đàn bà họ Trần, làm nghề đỡ đẻ và nổi tiếng mát tay. Bà sống trong ngôi nhà nhỏ ven đường, cách rừng vài dặm. Một đêm trăng sáng, bà đã đi nghỉ từ lâu, chợt có tiếng gõ cửa dồn dập thôi thúc. Bà vội ra mở và nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Vừa định quay vào thì bất thần có một con hổ lao tới cõng bà đi. Bà sợ quá ngất đi...

Lúc tỉnh dậy, bà thấy mình đã ở trong rừng sâu, xung quanh cây cối um tùm, rậm rạp. Trước mặt bà, một con hổ cái đang lăn lộn. Móng vuốt của nó cào tung đất. Bà nghĩ bụng chắc là hổ muốn ăn thịt mình nên sợ hãi đứng im không dám nhúc nhích. Lúc sau, hổ đực cạm tay bà rồi đưa mắt nhìn hổ cái, tỏ ý xót thương và cần giúp đỡ. Bà Trần nhìn kĩ bụng hổ cái thì nhận ra rằng nó đang chuyển dạ. Sẵn có thuốc mang theo bên mình, bà hòa với nước suối cho hổ cái uống rồi xoa bóp bụng cho nó. Lát sau, hổ cái sinh được một chủ hổ con thật xinh xắn. Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con. Còn hổ cái mệt mỏi nằm phủ phục bên cạnh. Hổ đực đến bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc lớn rồi đưa cho bà đỡ. Biết hổ tạ ơn, bà Trần vui lòng nhận. Hổ đực lưu luyến tiễn bà ra tới bìa rừng. Bà đi đã khá xa, hổ đực còn gầm lên một tiếng lớn rồi mới trở về với vợ con.

Năm ấy, trời làm mất mùa, nhiều người chết đói. Nhờ cục bạc của hổ tặng, bà Trần sống qua được kì đói kém...

***

Cũng vào dạo ấy, ở bên huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang có bác tiều phu ngày ngày vào rừng kiếm củi đổi gạo nuôi thân. Một hôm, đang chặt củi trên sườn núi cao, bác chợt nhìn xuống thung lũng; thấy cỏ cây lay động không ngừng. Lấy làm lạ, bác vác búa xuống xem có chuyện gì đang xảy ra ở đấy.

Từ chỗ nấp, bác tiều phu kinh hoàng khi chứng kiến cảnh một con hổ trán trắng đang vật vã nhảy lên, nhảy xuống, cúi đầu cào bới đất và thỉnh thoảng lại thò tay móc họng. Từ miệng nó, máu me, dãi nhớt trào ra trông phát sợ. Bác tiều nhìn kĩ thì thấy trong họng nó mắc một khúc xương khá lớn. Hổ càng móc, khúc xương càng vào sâu.

Mở bình rượu đeo bên thắt lưng, bác tiều uống mấy hớp để lấy can đảm rồi trèo lên cây, kêu to: cổ họng ngươi đau phải không? Đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho! Hổ liền nằm phục xuống, há miệng nhìn bác cầu cứu. Bác tiều thò tay vào họng nó, lấy ra một khúc xương bò to như cánh tay. Hổ thoát nạn. Nó liếm mép, nhìn bác tiều rồi bỏ đi. Bác nói với theo: Hổ ơi! Nhà ta ở thôn mỗ… Hổ kiếm được miếng gì ngon thì nhớ ta nhé!

Mấy hôm sau, đang đêm, bác tiều nghe ngoài cửa có tiếng gầm dài và sắc. Sáng ra, bác thấy có một con nai chết nằm ở đó. Hổ trán trắng đã đem nai đến để tạ ơn cứu mạng.

Ngày tháng qua đi; mười năm sau, bác tiều phu già rồi chết. Hàng xóm làm đám tang cho bác khá chu đáo. Lúc sắp hạ huyệt, bỗng nhiên có một con hổ trán trắng đến trước mộ nhảy nhót, dụi đầu vào quan tài, gầm lên mấy tiếng rồi bỏ đi. Mọi người sợ hãi chạy tán loạn. Từ đó về sau, năm nào cũng vậy, cứ đến ngày giỗ bác tiều phu là dân làng lại thấy trước cửa nhà bác có một con dê hay một con lợn do hổ tha đến. Ai cũng tấm tắc khen hổ tuy là loài vật mà biết trọng tình trọng nghĩa.

Rạch đùi giấu ngọc

Ngày xưa, một ông vua nước ngoài có một viên ngọc vô cùng quý giá. Viên ngọc có hai điều lạ, một là cầm trên tay tưởng chừng rất nhẹ, thế nhưng đặt vào đâu thì ở đấy nặng trĩu...

Bò béo bò gầy

Ngày ấy vào thời vua Lê chúa Trịnh có hai vợ chồng một người nho sinh họ Lê. Nhân ngày cuối năm dắt nhau về thăm quê quán trong thành...

Người con gái Nam Xương

Ngày xưa, ở làng Nam-xương có cô gái tên là Vũ Thị Thiết, người đã xinh đẹp lại thùy mị nết na. Nàng lấy chồng là Trương sinh vốn là người cùng làng. Trương sinh có tính cả ghen, hay để tâm xét nét vợ...

Bốn người bạn

Xưa có bốn người bạn, mỗi người quê quán một phương. Vì thuở trẻ cùng học với nhau một thầy, nên họ có dịp sống chung với nhau lâu ngày, rồi dần dần trở nên những người bạn nối khố. Về sau lớn lên, họ lại từ giã thầy, mỗi người làm ăn một ngả...

Nợ như chúa chổm

Vào thời nhà Lê, có một ông quan lớn trong triều tên là Mạc Đăng Dung có chí muốn cướp ngôi vua. Nhà vua biết được tin đó nhưng thế lực của Mạc rất lớn, ông ta cầm binh quyền, bè đảng lại đông nên không thể làm gì được...

Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều

Đời nhà Trần, tục tin thần quỷ, thần từ, phật tử chẳng đâu là không có. Các chùa như chùa Hoàng Giang, chùa Đồng Cổ, chùa An Sinh, chùa An Tử, chùa Phổ Minh, quán Ngọc Thanh dựng lên nhan nhản khắp nơi...

Cường Bạo đại vương

Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trẻ tuổi làm nghề mò tôm bắt cá tại vùng sông Bồi. Tuy quanh năm chỉ che thân một mảnh khố rách, chui rúc trong một túp lều ven sông, nhưng anh vẫn vui vẻ làm ăn, miệng luôn ca hát...

Thạch Sanh - Lý Thông

Xưa ở quận Cao Bình có gia đình bác tiều phu Thạch Nghĩa, vợ chồng tuổi cao mà vẫn không con. Ông bà lo buồn và ra sức làm việc nghĩa. Ông thì sửa cầu, sửa cống, khơi rãnh, đắp đường. Bà thì nấu nước cho người qua đường uống...

Truyện cổ tích Cây Khế

Xưa có một gia đình nọ, người cha và người mẹ mất sớm để lại hai anh em sống với nhau. Người anh thì bản tính tham lam ích kỉ, người em thì ngược lại hiền lành chất phác và luôn biết nhường nhịn...