Con lợn ống tiền

Căn phòng của trẻ con đầy những đồ chơi là đồ chơi.

Trên mặt cái tủ nhiều ngăn kéo có một cái ống tiền bằng sành, hình con lợn. Dĩ nhiên là lợn ta có một cái khe sau lưng, và người ta đã lấy dao rạch rộng ra để có thể bỏ lọt cả đồng bạc vào được. Trong ống có hai đồng bạc, chưa kể đến vô khối tiền siling. Lợn ta chật ních những tiền đến nỗi lắc không kêu. Không thể nào bắt nó chứa thêm được nữa.

Bây giờ lợn ta được đặt trên nóc tủ. Nó đưa mắt nhìn khắp phòng để tỏ ra rằng với số tiền chứa trong bụng mình, nó có thể mua được tất cả các thứ đồ chơi trong buồng. Giàu đến như thế, làm gì chẳng kiêu ? Đây cũng đúng là dư luận của cả buồng, tuy rằng chẳng có ai nói ra, vì còn đang mải nói nhiều chuyện khác. Các ngăn kéo tủ để ngỏ. Trong đó có một con búp bê lớn hơi cũ, có một cái móc sắt sau gáy. Cô nàng nhìn quanh rồi lên tiếng: “Chúng ta chơi trò chơi người lớn nào ! Vui đáo để!”

Thế là ầm ĩ cả lên. Ngay cả các bức chân dung cũng quay mặt vào tường để tỏ ra mình cũng có hai mặt, nhưng không có ý phản đối đề nghị của búp bê.

Nửa đêm. Chị Hằng lấp lánh qua cửa kính và chiếu sáng không lấy tiền. Đã đến giờ khai mạc, tất cả đều được mời đến, kể cả chiếc xe nôi, tuy rằng nó thuộc loại đồ chơi hơi thô.

Xe nôi trần tình: “Người nào có cái hay của người ấy chứ! Có phải tất cả thiên hạ đều là con nhà quý phái cả đâu. Người ta chả thường nói người nào phận nấy, là gì?”

Chỉ có mỗi lợn ta nhận được một thiệp mời, vì người ta cho rằng nó vắt vẻo trên cao thế thì dù có kêu to lên mà mời nó cũng chẳng nghe thấy nào. Mặc dù thế, lợn cũng không trả lời có đến hay không, và, quả nhiên nó không đến. Nếu nó muốn, nó sẽ dự cuộc vui tại chỗ; thu xếp thế nào thì thu xếp ! Và mọi người đành phải chiều nó !

Lập tức người ta sửa soạn một cái sân khấu múa rối nhỏ vừa tầm để lợn có thể xem được. Đầu tiên là diễn kịch, sau đó là tiệc trà, rồi đến mấy trò chơi trong nhà. Cuộc vui bắt đầu.

Ngựa gỗ đọc một bài diễn thuyết ngắn về những vật bằng gỗ và tính chất quý phái của con nhà dòng dõi. Xê nôi nói về đường sắt và sức mạnh của hơi nước. Đấy là những vấn đề “tủ” của chúng nên chúng nói rất thạo. Đồng hồ quả lắc thuyết trình một vấn đề chính trị và lớn tiếng kết luận:

- Tích tắc! Thời cơ đã đến!

Công chúng xì xào:

- Có lẽ chị ta không được khỏe lắm thì phải!

Một chiếc gậy bằng song Tây Ban Nha khoe khoang một cách kiêu hãnh cái đầu bịt sắt và cái tay cầm bằng bạc của nó. Hai chiếc đệm thêu đặt trên ghế trường kỷ chẳng nói gì, chúng có vẻ dễ thương nhưng đần độn.

Đến mục hài kịch.

Mọi người ngồi xuống xem. Có ý kiến phát biểu là nên vỗ tay và dậm chân để tán thưởng.

Cái roi da lên tiếng:

- Tôi thì chẳng bao giờ vỗ tay hoan nghênh những người già mà chỉ hoan nghênh những người chưa “hứa hôn”.

Một tay hay đùa nói:

- Tôi thì cứ vỗ tay tuốt tuột.

Ống nhổ chen vào:

- Thôi, giờ nào việc nấy!

Mọi người đều tán thành; ai cũng muốn xem hài kịch. Kịch bản không hay lắm, nhưng diễn xuất khá. Diễn viên nào cũng cố ý phô phía nào có nước sơn đẹp nhất ra, ai cũng diễn tài cả. Những dây buộc quanh con rối hơi thô một tí, nhưng như thế người ta càng thấy rõ hơn. Con búp bê cảm động đến nỗi rơi béng cả cái móc sắt cắm sau đầu, còn lợn ta thì cũng hài lòng đến nỗi định tặng cho diễn viên một cái gì đấy. Theo thói quen của nó, “nó sẽ ghi tên diễn viên ấy trên tờ di chúc và người ấy sẽ nằm trong mồ với nó lúc nó chết”.

Thật gần như không thể nào hiểu nổi. Thoạt đầu chẳng ai suy nghĩ để hiểu thấu cả.

Tiệc trà xong, chuyển sang các trò chơi có vẻ trí thức, tức là chơi trò chơi giả làm người. Chỉ là trò chơi mà thôi, không có ác ý gì cả.

Sau đó, mỗi người lặng yên suy nghĩ một mình về những câu hỏi của lợn, suy nghĩ một cách nặng nhọc, vì có liên quan đến một tờ di chúc và một đám tang.

Bao giờ thì chuyện ấy sẽ xảy ra ?

Nó xảy ra sớm hơn chúng ta tưởng.

Cạnh ! Con lợn rơi từ trên mặt tủ xuống, vỡ tan từng mảnh trên sàn và các đồng siling nhảy múa vung lên: đồng bé quay, đồng lớn lăn, nhất là đồng bạc trước nay vẫn muốn thoát khỏi nơi giam hãm. Lợn chết, cả tiền lẫn bạc đều được giải phóng. Nhưng lại có một con lợn khác thay thế ngay trên mặt tủ, con này cũng bằng sành, lúc này đây chưa có một siling trong bụng và người ta không cần phải lắc nó làm gì.

Tất nhiên là ban đầu đối với lợn ống tiền bao giờ cũng thế. Với chúng ta, thế là hết chuyện...

Cây bút thần

Ngày xửa ngày xưa ở một ngôi làng nọ, có một cậu bé rất thông minh tên là Mã Lương. Cha mẹ Mã Lương mất sớm, cậu phải sống cuộc sống côi cút một mình, hàng ngày vào rừng kiếm củi sống qua ngày...

Chú mèo đi hia

Một bác thợ xay có ba người con trai, gia tài của bác cũng có ba thứ: một cối xay gió, một con lừa và một con mèo. Các con bác xay bột, lừa đi lấy ngũ cốc về xay và chở bột đi, còn mèo thì bắt chuột...

Chó sói và bảy chú dê con

Ngày xửa ngày xưa, có một con dê cái già sinh được bảy chú dê con. Mẹ nào mà chả thương con, dê mẹ thương yêu đàn con của mình lắm. Một ngày kia, dê mẹ vào rừng kiếm thức ăn...

Alibaba và bốn mươi tên cướp

Một ngày nọ, khi đang đốn củi trong rừng, Ali Baba trèo lên một thân cây để chặt một cành cao. Đột nhiên anh ngừng đốn vì nghe có tiếng vó ngựa. Một nhóm người đang cưỡi ngựa đến. Trông họ có vẻ dữ dằn và giống những tên cướp...

Người da gấu

Xưa có một anh thanh niên đi lính, rất dũng cảm, luôn luôn xung phong đi dưới mũi tên hòn đạn. Trong thời chiến, mọi việc đều ổn, nhưng đến thời bình, anh bị thải hồi. Tên đại úy chỉ huy bảo anh tùy muốn đi đâu thì đi...

Chu du thiên hạ để học rùng mình

Một người cha có hai người con trai. Người con trai cả thông minh, khôn ngoan luôn tìm cách giải quyết tốt nhất mọi việc...

Người mua giấc mơ

Ngày xửa ngày xưa có hai người lái buôn, một già một trẻ. Họ thường cùng nhau đi buôn chuyến. Một ngày họ đi đến bờ biển thuộc làng Teraddomai. Họ đã thấm mệt sau một chặng đường dài nên họ ngồi nghi một lát...

Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn

Hồi ấy đang giữa mùa đông, hoa tuyết như những lông chim bay khắp bầu trời, có một bà hoàng hậu ngồi khâu bên cửa sổ...

Chú thợ may nhỏ thó can đảm

Vào một buổi sáng mùa hè đẹp trời, một chú thợ may bé nhỏ ngồi trên phản bên cửa sổ chăm chú khâu, trong lòng có vẻ khoan khoái lắm...