Con người làm sao biết được đáy biển?

Trước đây đại dương luôn được con người gọi là thế giới thần bí. Từ cổ xưa con người đã sáng tác nhiều chuyện thần thoại đẹp làm xúc động lòng người về hải dương. Ngày nay xem ra đó là những câu chuyện ấu trĩ và buồn cười. Cùng với sự phát triển của khoa học và kĩ thuật, tình hình đáy biển dần dần được con người hiểu biết sâu sắc và đầy đủ hơn.

Ở đây ta xét xem con người đã hiểu biết tình hình đáy biển như thế nào.

Từ xa xưa, để đi biển, đánh cá làm muối, con người bắt đầu dùng sào tre, dây dọi để đo độ sâu của biển. Nhưng cách đo đó vừa mất thời gian, vừa phí sức mà kết quả lại không chính xác. Bắt đầu từ thập kỷ 20 của thế kỷ XX, sau khi con người dùng máy đo hồi âm để xác định độ sâu của biển thì thế giới đáy biển nhanh chóng được ghi lại. Thiết bị này có thể đo bằng cách từ trên tàu liên tục phát sóng âm thanh xuống đáy biển, khi âm thanh gặp đáy biển sẽ phản hồi trở lại. Như vậy chỉ cần biết được sóng âm thanh từ mặt biển xuống đến đáy biển, sau đó phản hồi lại mất bao nhiêu thời gian, nhân với tốc độ truyền âm trong nước biển (gần với 1.500 m/s) rồi chia đôi là có thể tính được độ sâu của biển. Ngày nay sự tính toán này thao tác bằng máy tính, có thể trực tiếp vẽ ra đường cong độ sâu của biển. Vì vậy tuy đo độ sâu của một vực hàng vạn mét nhưng chỉ cần thời gian mấy giây. Ngoài những tàu chuyên môn điều tra biển, bất cứ tàu biển nào có thiết bị này đều có thể đo được độ sâu của biển trong hành trình của tàu. Căn cứ kết quả về đo độ sâu trên nhiều tuyến đường và những tài liệu về tàu chuyên điều tra biển để phân tích thì đáy biển cũng giống như lục địa, có mạch núi, cao nguyên, bồn địa, gò đồi, thung lũng...

Ngoài ra để tìm hiểu độ chiếu sáng, nhiệt độ, chất nước và tình trạng sinh vật đáy biển, người ta có thể dùng các loại máy móc hoặc lấy mẫu nước biển để xác định. Ở những chỗ biển nông có thể dùng máy lấy mẫu các chất trầm tích dưới đáy biển, hoặc khoan thăm dò để lấy mẫu địa chất đáy biển, kết hợp những tài liệu này với tình trạng địa chất lục địa ở vùng gần đó để phân tích nghiên cứu tổng hợp. Ngày nay đối với vùng biển sâu, có một loại tàu ngầm có thể lặn xuống bất cứ vực sâu nào trên thế giới, dùng máy trực tiếp lấy mẫu. Loại tàu thám hiểm này cũng có thể tìm hiểu tình hình thế giới sinh vật ở đáy biển.

Sự phát triển của khoa học hiện đại ngày càng cung cấp nhiều thiết bị hiện đại để điều tra đáy biển. Ví dụ máy chụp ảnh vô tuyến dưới nước, tiềm vọng kính dưới nước, thiết bị thám hiểm siêu âm và các loại thiết bị vật lý địa cầu để điều tra cấu tạo địa chất đáy biển, khiến cho con người tìm hiểu tình hình đáy biển được nhanh chóng và tiện lợi hơn.

Cá ăn thịt người có sinh sống ở vùng Giang Nam Trung Quốc không?

Loại cá bụng hồng này được gọi là "hổ dưới nước", nó có bộ răng hình tam giác sắc nhọn, sinh sống ở lưu vực sông Amazon - Châu Nam Mĩ.

Vì sao Mặt Trăng lúc tròn, lúc khuyết?

Như ta thấy, hình dạng Mặt Trăng luôn biến đổi, có lúc trong như cái đĩa, có lúc khuyết một nửa, có lúc lại cong cong như lưỡi liềm.

Tại sao chân ngựa phải đóng móng sắt?

Ngựa ngày nay, ở đầu ngón chân của tứ chi chỉ có một ngón, nếu ví với bàn tay người thì nó tương đương với ngón giữa, những ngón chân khác đã bị thoái hoá cùng với sự diễn tiến của thời gian.

Nông nghiệp sinh thái là gì?

Nông nghiệp sinh thái là loại hình nông nghiệp mới tuân theo nguyên lý sinh thái học và kinh tế học. Nó vận dụng phương pháp hệ thống hiện đại, lợi...

Vì sao cá sống dưới băng thường tụ tập đến các lỗ thủng?

Về mùa đông, nhiệt độ ở các nước hàn đới xuống rất thấp, thường dưới 0 độ C nên ao hồ sông ngòi đều bị phủ một lớp băng dày. Trong thời gian này, cá...

Tại sao loài chim khi bay cần vỗ cánh, còn cánh máy bay thì lại cố định bất động?

Máy bay và loài chim đều có thể bay ở trên không, nhưng cánh máy bay thì bất động, còn đôi cánh chim thì thường phải đập lên đập xuống. Lẽ nào chim...

Tại sao trên núi lại có nhiều cây tùng?

"Chúng ta phải cao như cây tùng, không sợ sương gió, không ngại lạnh giá, xum xuê xanh ngát, bốn mùa xanh tươi”. Đây là sự tán dương của con người đối...

Vì sao từ bột gạo không thể sản xuất được loại thức ăn xốp như bột mì?

Gạo và bột mì là lương thực chính của người. Tuy cả hai đều chứa tinh bột nhưng thức ăn chế tạo từ hai loại bột gạo và bột mì lại khác nhau.

Vì sao có bệnh "cận thị giả"?

Con mắt bình thường khi nhìn xa không cần điều tiết, khi nhìn gần mới cần điều tiết.