Công năng của hợp chất cao phân tử là gì?

Đại đa số vật chất là do phân tử tạo nên. Phân tử có thể có kích thước lớn nhỏ khác nhau. Tuyệt đại đa số các phân tử do vài nguyên tử hoặc hàng chục nguyên tử tạo thành. Nhưng trong thế giới các phân tử cũng có những "người khổng lồ". Những phân tử "khổng lồ" có thể do hàng nghìn, hàng vạn, thậm chí có đến mấy chục vạn, đến hàng triệu nguyên tử tạo nên. Loại "phân tử khổng lồ" được gọi là hợp chất cao phân tử. Protein, sợi thực vật, tinh bột… là những hợp chất cao phân tử tự nhiên. Chất dẻo tổng hợp, sợi tổng hợp, keo dán tổng hợp thuộc loại các cao phân tử tổng hợp.

Các cao phân tử tổng hợp nói chung đều có tính ổn định. Với mỗi cao phân tử tổng hợp thường có một số gốc công năng đặc thù nào đó, nhờ đó các cao phân tử tổng hợp sẽ có các tính chất: quang học, điện, từ, phản ứng hoá học, tính chất xúc tác, tính chất sinh lý nào đó. Các tính chất đặc thù của các cao phân tử được gọi là công năng của các hợp chất cao phân tử.

đặc thù của các cao phân tử được gọi là công năng của các hợp chất cao phân tử.

Nhựa trao đổi ion có công năng trao đổi ion với các hợp chất khác là một loại cao phân tử có công năng được người ta nhận biết sớm nhất. Nhựa trao đổi ion có công năng trao đổi ion của chính mình với ion cùng tên ở một hợp chất khác. Trông bề ngoài nhựa trao đổi ion giống như trứng cá. Nhựa trao đổi ion được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: Để làm ngọt nước biển, thu hồi kim loại. Nhựa trao đổi ion có thể sử dụng để thu gom nhiều ion kim loại tan trong nước. Thậm chí có thể dùng nhựa trao đổi ion để trị các chứng bệnh quá nhiều các ion natri, kali trong máu, dịch vị quá chua.

Nhựa cảm quang là một loại cao phân tử có công năng đặc biệt khá quen thuộc. Nhựa cảm quang có tính chất đặc thù có tác dụng hoặc dẫn điện dùng làm kết tủa hoặc làm hoà tan một chất nào đó dưới tác dụng của ánh sáng. Nhựa cảm quang được sử dụng rộng rãi trong việc chiếu phim, in ấn, trong gia công cơ giới chính xác.

Nói chung các hợp chất cao phân tử là những chất cách điện, nhưng cũng có cao phân tử dẫn điện. Một số cao phân tử có cấu trúc đặc thù nào đó có tính bán dẫn hoặc có tính quang dẫn (dẫn điện dưới tác dụng của ánh sáng). Các cao phân tử bán dẫn điện thường được dùng làm vật liệu sơn bán dẫn điện, làm chất chống tĩnh điện. Các cao phân tử quang dẫn điện được dùng trong ngành chụp ảnh.

Cao phân tử xúc tác là loại cao phân tử có công năng làm xúc tác cho các phản ứng hoá học. Loại cao phân tử này có tác dụng to lớn trong công nghệ hoá học. Có loại cao phân tử được cố định một loại men nào đó lên phân tử thành loại cao phân tử cố định men (hay còn gọi là cố định enzim), vì vậy nâng cao được tính ổn định (tính bền) của men, nhờ đó có thể thu hồi và sử dụng lại nhiều lần. Người ta cũng từ cao phân tử chế tạo thành màng mỏng rồi cố định men (enzim) lên đó và gọi là màng cao phân tử cố định enzim, đây là loại màng chuyên dụng.

Sự khó phân huỷ của chất dẻo phế thải là một vấn đề nan giải và gây tác hại nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng. Hiện tại các nhà khoa học đang nghiên cứu biện pháp phân huỷ chất dẻo theo con đường sinh vật. Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu việc phân huỷ chất dẻo bằng con đường hoá học, con đường chiếu xạ bằng ánh sáng nhằm loại bỏ nguy cơ "ô nhiễm trắng". Đó cũng là điều đáng chú ý của ngành công nghiệp chất dẻo tổng hợp.

Do sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp chất dẻo người ta dự đoán sẽ còn nhiều loại cao phân tử công năng kỳ lạ khác sẽ xuất hiện.

Tại sao ô tô trong tương lai có thể không dùng chìa khóa?

Trong đời sống hằng ngày của chúng ta, các loại ô tô, mô tô thậm chí cả xe gắn máy đều không tách rời khỏi chìa khoá: Mở cửa xe phải dùng chìa khoá,...

Thành phố biển tương lai sẽ thế nào?

Biển là một kho báu tài nguyên lớn, đi đôi với sự cạn kiệt tài nguyên trên đất liền và mức độ chiếm hữu không gian đất liền ngày càng lớn, xã hội loài...

Tại sao đoàn tàu kiểu nghiêng lắc lại ưu việt hơn đoàn tàu thông thường?

Những người hay đi tàu hoả đều biết rằng, tàu chạy trên đường sắt khi qua những đoạn cong, do tác dụng của lực ly tâm, toa tàu sẽ sản sinh ra lực xung...

Vì sao nước biển hằng ngày dâng lên hạ xuống hai lần, mỗi tháng có hai lần triều cường?

Trên thế giới nước biển hầu hết mỗi ngày có một lần dâng lên, một lần hạ xuống. Ban ngày nước biển dâng lên gọi là triều, ban đêm nước biển dâng lên...

Vì sao tóc cũng có thể dùng để đo lường ô nhiễm môi trường?

Napoleon, nhân vật làm mưa làm gió ở Châu Âu thế kỉ XIX đã mất năm 1821. Cái chết của ông vì có nhiều lời đồn đại nên đã trở thành một bí mật trong...

Vì sao nói vệ tinh thứ hai của Mộc Tinh có thể có sự sống?

Tháng 3 năm 1979 nước Mỹ phóng thiết bị thám hiểm "Người lữ hành số 1" (Voyagers) bay qua bầu trời Mộc Tinh đã bất ngờ phát hiện vệ tinh thứ hai của...

Vì sao thêm muối vào quá sớm thì nấu đậu không nhừ?

Chắc có lúc bạn nghe lời mẹ nhắc nhở, khi nấu đậu chớ cho muối quá sớm. Nếu không, nấu đậu sẽ không nhừ.

Vì sao khi chơi bóng rổ không dễ gì ném trúng liền hai quả vào rổ?

Bóng rổ là môn thể thao được khá nhiều bạn trẻ ưa thích. Trong tình thế hết sức khẩn trương chạy về phía rổ, với động tác đẹp ném trúng vào rổ đối...

Các chữ mạ vàng trên bìa sách có phải bằng vàng thật không?

Trên những quyển sách lớn đóng bìa cứng thường có các tiêu đề, tên sách được mạ vàng óng ánh, đẹp mắt. Trong các bao bì hàng hoá cũng thường thấy có...