Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân

Đinh Bộ Lĩnh

Đinh Bộ Lĩnh là con trai Đinh Công Trứ – thứ sử Hoan Châu (Nghệ An ngày nay). Thuở nhỏ, Bộ Lĩnh sống với mẹ ở động Hoa Lư (Ninh Bình). Bộ Lĩnh thông minh, khoẻ mạnh, tinh nghịch, thường dẫn đầu đám trẻ chăn trâu bày trò cờ lau tập trận. Kết thúc cuộc chơi, chủ tướng Bộ Lĩnh được ngồi trên kiệu rước, hai bên có tả hữu cầm cờ lau, kiếm gỗ hộ vệ. Mười sáu tuổi, Bộ Lĩnh đã mơ ước trở thành người chỉ huy thực sự, lập nên nhũng công tích làm rung chuyển đất trời.

Bộ Lĩnh đang say sưa với mơ ước thì cha qua đời ở Hoan Châu, vua Ngô Quyền mất ở cổ Loa (năm 944), Dương Tam Kha tiếm ngôi. Thổ hào nơi nơi nổi lên, mỗi người chiếm giữ một vùng nhằm thôn tính lẫn nhau.

Thấy đất nước bị chia xẻ, loạn lạc, nhân dân rên xiết vì cảnh nồi da nấu thịt, Đinh Bộ Lĩnh không thể khoanh tay ngồi nhìn, bèn tập hợp bạn bè khắp nơi cùng lo việc nước. Chẳng mấy chốc, cả châu Đại Hoàng (Gia Viễn, Ninh Bình bây giờ) đã thuộc quyền kiểm soát của Bộ Lĩnh, chỉ còn Sách Bông do người chú là Đinh Dự chiếm giữ.

Bộ Lĩnh đem quân đến thuyết phục chú cùng hội quân để lo việc lớn. Lúc đầu, Đinh Dự không nghe, cho quân đánh đuổi. Sau nghĩ lại, mở cổng thành đón Bộ Lĩnh và giao sách Bông cho cháu.

Dương Tam Kha tiếm ngôi được 6 năm ở cổ Loa, bị Xương Văn đánh úp, đoạt ngôi vua. Thấy thế lực của Bộ Lĩnh ngày càng lớn mạnh, Xương Văn muốn đánh dẹp để trừ hậu hoạ, cho bắt Đinh Liễn (con trai Bộ Lĩnh được cử đến Cổ Loa để thực hiện kế hoà hoãn), rồi cất quân đánh Bộ Lĩnh.

Đánh nhau với Bộ Lĩnh hơn một tháng trời mà không hạ được, Xương Văn bèn treo Đinh Liễn lên ngọn cây, doạ: Nếu Bộ Lĩnh không hàng sẽ giết chết Đinh Liễn. Thấy vậy, Bộ Lĩnh quát: “Bậc đại trượng phu lẽ nào vì con trẻ mà bỏ việc lớn!”, rồi sai mười tay cung nỏ sẵn sằng nhằm vào Đinh Liễn. Xương Văn thấy vậy hoảng sợ không dám giết Đinh Liễn, sai rút quân. Sau đó Đinh Liễn được thả.

Đánh lui được quân của triều đình Cổ Loa, uy danh của Đinh Bộ Lĩnh càng lừng lẫy. Nhân dân kéo về theo Bộ Lĩnh càng đông, sốt ruột vì việc lớn chưa thành, non sông bị chia cắt sẽ thành mồi ngon cho giặc ngoài, Bộ Lĩnh quyết định đến Cửa Bố (huyện Vũ Tiên, Thái Bình ngày nay) thuyết phục Trần Lâm hội quân. Trần Lâm hỏi Bộ Lĩnh:

– Tướng quân định mượn đất, mượn người của ta chăng ?

Bộ Lĩnh đáp :

– Đất đai, quân dân ở châu Đại Hoàng hay Cửa Bố đều là của chung thiên hạ, phải đâu của riêng sứ quần hay của tôi mà nói chuyện vay mượn ?

Trần Lâm ngạc nhiên :

– Là của chung ?

– Vâng. Vì vậy tôi đến mong được ông sai bảo để cùng lo việc chung.

Trần Lâm cảm phục, nhận Bộ Lĩnh làm con nuôi. Ít lâu sau, thấy mình già yếu, Trần Lâm giao cả binh quyền cho Bộ Lĩnh.

Mở rộng được địa bàn kiểm soát, Bộ Lĩnh lo thu phục nhân tài, rèn luyện quân sự, tích lương, chờ thời cơ ra quân, thống nhất đất nước.

Lúc này, quyền lực của triều đình ở Cổ Loa không vượt quá một dải đất hẹp. Cách Cổ Loa vài mươi dặm đã có nhiều người nổi dậy xưng hùng. Xương Văn đi đánh dẹp, bị tên nỏ mai phục bắn chết. Các tướng của Xương Văn tranh chấp nhau làm vua. Bộ Lĩnh nghe tin, triệu tập tướng sĩ bàn kế ra quân. Bộ Lĩnh quyết định đánh trước vào cổ Loa là đất trọng yếu, hiện đang rối loạn và hầu như vô chủ. Bình định được cổ Loa, lòng người các châu quận sẽ hướng theo, các sứ quân tất có kẻ đến xin hàng, giặc ngoài khó có cơ hội nhòm ngó.

Quả nhiên, đại quân của Bộ Lĩnh tiến vào cổ Loa như vào chỗ không người. Nhân dân cổ Loa vui mừng đem rượu thịt ra đón rước đại quân. Thế lực của Bộ Lĩnh ngày càng lớn mạnh. Một số sứ quân lần lượt đến xin hàng. Chúa Nam Hán sai sứ sang phong cho Đinh Liễn làm Giao Châu Tiết độ sứ để ràng buộc. Bộ Lĩnh biết chuyện, nổi cơn thịnh nộ, xé nát tờ chiếu, nói với Đinh Liễn :

Có phải đất đai của chúng đâu mà chúng có quyền phong cấp. Giá ăn cướp được nước ta, chúng cũng chẳng tha!

Giao công việc ở cổ Loa cho con trai và các tướng lĩnh, Bộ Lĩnh cùng Lê Hoàn rút về Cửa Bố. Có tin sứ quân ở Phong Châu (nay là Phú Thọ) và Đỗ Động (Thanh Oai, Hà Tây) rục rịch nổi lên, hòng chiếm lại cổ Loa, Bộ Lĩnh ra quân đánh dẹp. Binh lực của Bộ Lĩnh mạnh như vũ bão, hạ thành Phong Châu. Còn Đỗ Động chưa chịu hàng phục. Đại quân do Bộ Lĩnh trực tiếp chỉ huy chia làm bốn mũi tấn công Đỗ Động. Bằng mưu kế, cuối cùng Bộ Lĩnh chiếm được thành, chấm dứt thời kì loạn 12 sứ quân kéo dài hơn hai mươi năm (từ 944 đến 968).

Đất nước thống nhất và thanh bình, nhân dân an cư lạc nghiệp, Bộ Lĩnh lên ngôi vua, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt.

Tiêu diệt mãng xà

Ngày xưa, trong một hang núi nọ có một con mãng xà. Đầu nó to bằng cái chum, trên đầu có mào đỏ, hai mắt như hai quả quýt, thân dài hơn trượng...

Sự tích sông Tô Lịch

Ngày xưa về đời nhà Lý có một ông vua bị bệnh đau mắt. Mấy ông thầy thuốc chuyên môn chữa mắt ở trong kinh thành cũng như ngoài nội thành đều được vời vào cung chạy chữa...

Truyện cổ tích Cây Khế

Xưa có một gia đình nọ, người cha và người mẹ mất sớm để lại hai anh em sống với nhau. Người anh thì bản tính tham lam ích kỉ, người em thì ngược lại hiền lành chất phác và luôn biết nhường nhịn...

Bán tóc đãi bạn

Ngày xưa, có ba người học trò là Tùng, Trúc, Mai, quê ở ba miền khác nhau, tình cờ cùng học với nhau một thầy. Cha mẹ họ đều nghèo túng nhưng vẫn cố gắng cho con đi học...

Sự tích hồ Ba Bể

Vào hồi đó ở xã Nam-mẫu có mở một hội "vô già" cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem. Ai nấy đều lo ăn chay niệm Phật và làm những việc từ thiện như buông cá, thả chim...

Âm dương giao chiến

Ngày ấy, có một trận mưa lụt rất dữ dội, khúc đê ở xã Thọ-triền bị vỡ, mùa màng hư hại, nhà cửa, súc vật trôi nổi theo dòng nước bạc...

Bốn người bạn

Xưa có bốn người bạn, mỗi người quê quán một phương. Vì thuở trẻ cùng học với nhau một thầy, nên họ có dịp sống chung với nhau lâu ngày, rồi dần dần trở nên những người bạn nối khố. Về sau lớn lên, họ lại từ giã thầy, mỗi người làm ăn một ngả...

Truyện cổ tích Tấm Cám

Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị tên là Tấm, em tên là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, sau đó mấy năm cha Tấm cũng qua đời, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám...

Thánh Gióng

Vào thời của vua Hùng Vương trước đây, ở một vùng nọ có người đàn bà tuổi cũng đã cao, nhưng vẫn phải sống lủi thủi một mình mãi...