Họ Nhiếp gặp ma

Xưa có người họ Nhiếp. Một năm vào mùa đông dịp trước Tết, ông vào núi sâu viếng mộ trở về, do trời rét ngày ngắn, lúc này cả bầu trời âm u nặng nề, thời gian cũng đã khá muộn rồi. Bởi vì sợ trên núi có mối nguy cơ hổ vồ nên ông tất tưởi dốc hết sức chạy về phía trước.

Đúng lúc đang vội vã chạy thì bỗng nhiên ông nhìn thấy ở lưng chừng núi phía trước có ngôi chùa đổ nát. Thế là ông ba chân bốn cẳng chạy vội vào trong miếu. Lúc này ngoài trời đã tối hoàn toàn rồi. Ông nghe thấy từ góc tường có người nói rằng: 

“Nơi này không phải chỗ con người ở, xin thí chủ mau đi đi cho”.

Ông cho rằng đó là hòa thượng nên vội vàng hỏi: 

“Bạch thầy, tại sao thầy lại ngồi ở nơi tối tăm như thế?”

Người kia trả lời: 

“Nhà Phật không nói dối, bản thân tôi là ma treo cổ chết, đang ở đây đợi chờ người thay”.

Ông Nhiếp nghe vậy vô cùng sợ hãi, run lẩy bẩy. Một lúc sau, cơn run rẩy giảm bớt, ông bèn đáp: “Chết bởi hổ không bằng chết bởi ma. Tôi ở cùng thầy một đêm”.

Ma nói: 

“Không đi cũng được. Nhưng âm gian và dương thế khác nhau, ông không chịu được khí âm đâu, còn tôi không chịu được khí dương, cả hai đều không được yên ổn. Chúng ta vẫn cứ mỗi người ở một góc chùa, không được lại gần nhau là được rồi”.

Ông Nhiếp ngồi xuống nền nhà, từ xa hỏi vọng sang nguyên cớ người kia phải đợi chờ thay thế.

Ma nói:

“Thượng Đế yêu quý sinh mệnh, không muốn con người tự làm hại tính mệnh mình. Những người như trung thần tiết tháo, liệt phụ giữ gìn trinh tiết thì tuy gặp tai nạn bất ngờ mà chết thì cũng giống như những người đã hết thọ mệnh chết, không có khác biệt gì, vì thế không phải chờ đợi người thay thế.

Còn những người vì tình thế khốn cùng cấp bách, người không còn con đường sống, thì Thượng Đế cũng thông cảm cho họ vì sự việc là bất đắc dĩ, cũng cho họ được chuyển sinh luân hồi. Nhưng vẫn phải tra xét xem cả cuộc đời của họ, chiểu theo thiện ác mà chịu báo ứng, do đó cũng không phải chờ đợi thay thế”.

“Nếu người mà vẫn còn chút hy vọng sống, hoặc chỉ vì những phẫn nộ bực tức nhỏ mà không thể nhẫn chịu được, nông nổi treo cổ tự tử, thế thì nhất định phải chờ đợi thay thế rồi mới được chuyển sinh, lấy đó để biểu thị trừng phạt đối với hành vi của họ. Do đó khi chờ thay thế sẽ bị cầm tù, trong thời gian này sẽ phải trầm luân, phải chờ đợi dài đến cả trăm năm”.

Ông Nhiếp lại hỏi: 

“Tại sao không dụ dỗ người đến để thay thế?”

Con ma cười đáp: 

“Tôi không nhẫn tâm. Con người khi treo cổ, nếu là chết vì tiết tháo nghĩa khí thì hồn sẽ từ đỉnh đầu bay lên. Chết như thế này sẽ rất nhanh. Nếu vì phẫn uất đố kỵ mà chết thì hồn sẽ từ tim giáng xuống. Chết như thế này sẽ rất chậm”.

“Khi chưa đoạn khí thì các huyết mạch đều chảy ngược lên, da thịt từng tấc từng tấc cứ như là bị nứt vỡ vậy, đau đớn như dao cắt, trong người tim gan ruột dạ dày như lửa thiêu đốt, quả là không thể nào nhẫn chịu nổi. Như thế này nếu quá 10 khắc thì hình và thần mới phân ly. Nghĩ đến nỗi thống khổ như thế này, nếu thấy có người muốn treo cổ thì tôi sẽ đến ngăn cản để họ mau chóng nghĩ lại. Là vậy thì còn có ai muốn đi dụ dỗ người ta cơ chứ?”

Ông Nhiếp nghe những lời này bèn nói: 

“Thầy có suy nghĩ thế này thì tự nhiên sẽ nhất định được thăng Thiên”.

Ma nói: 

“Điều này tôi cũng không dám mong ngóng. Chỉ một lòng một dạ niệm Phật, chỉ muốn sám hối thôi”.

Một lúc sau trời đã sắp sáng rồi. Ông Nhiếp hỏi người kia mà không có hồi âm. Ông bèn quan sát kỹ thì không thấy gì nữa. Sau này ông Nhiếp mỗi lần đi viếng mộ đều đem theo đồ vào miếu cúng tế. Lúc đó luôn luôn có cơn gió xoáy vây quanh ông. Một năm sau không còn có cơn gió xoáy, ông Nhiếp nghĩ người kia vì một niệm thiện nên đã giải thoát khỏi cảnh giới của ma rồi.

Con gà trống chân chì

Con gà trống ấy có đôi chân chì, lông ở cánh đen mượt như nhung, lông ở ngực vàng thắm, cái mào trên đầu thì đỏ chói, vắt qua vắt lại. Tiếng nó hay ồ ồ, vang rất xa. Nó sống với bà già cô đơn trong một túp lều nát...

Aladdin và cây đèn thần

Trong kinh thành một vương quốc thuộc Trung Hoa, rất giàu và rộng, có một người thợ may tên là Mustafa, đặc điểm không gì khác ngoài phong thái nghề nghiệp. Mustafa rất nghèo, công việc chỉ vừa đủ ăn cho ông, vợ và một đứa con trai...

Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn

Hồi ấy đang giữa mùa đông, hoa tuyết như những lông chim bay khắp bầu trời, có một bà hoàng hậu ngồi khâu bên cửa sổ...

Hoàng tử hạnh phúc

Cao cao phía trên thành phố, trên một cái cột ngay quảng trường sừng sững bức tượng của Hoàng tử Hạnh Phúc. Khắp người Hoàng tử được thếp bằng những lá vàng mười, đôi mắt là hai viên xa phia rực sáng...

Chó sói và bảy chú dê con

Ngày xửa ngày xưa, có một con dê cái già sinh được bảy chú dê con. Mẹ nào mà chả thương con, dê mẹ thương yêu đàn con của mình lắm. Một ngày kia, dê mẹ vào rừng kiếm thức ăn...

Ông lão đánh cá và con cá vàng

Xưa kia, ở một bờ biển rất rộng lớn nọ, có một ông lão làm nghề đánh cá cùng chung sống với người vợ của mình. Hai vợ chồng già sống trong túp lều rách nát, tồi tàn...

Cô bé bán diêm

Vào buổi đêm giáng sinh ngày ấy, bên ngoài trời những bông tuyết cứ triền miên rơi mãi mà không dừng, những cơn gió lạnh thấu xương lại tô điểm hơn cho cái ngày giáng sinh vô cùng đặc biệt trong năm, cái ngày mà chúa sinh ra đời…

Bốn anh em tài giỏi

Ngày xưa, có một người đàn ông nghèo sinh được bốn người con trai...

Người mua giấc mơ

Ngày xửa ngày xưa có hai người lái buôn, một già một trẻ. Họ thường cùng nhau đi buôn chuyến. Một ngày họ đi đến bờ biển thuộc làng Teraddomai. Họ đã thấm mệt sau một chặng đường dài nên họ ngồi nghi một lát...