Kinh và Ba Na là anh em

Ngày xưa, khi loài người còn thưa thớt, có một nhà nọ có hai anh em trai. Xứ họ ở bằng phẳng, rộng thênh thang, quay đầu bốn phía đều thấy chân trời tròn vành vạnh như một vành nong. Còn phía mặt trời lên có cái hồ lớn ngày đêm gầm gừ như con hùm, con sói, nhưng tốt bụng vô kể, xin bao nhiêu muối cũng sẵn sàng cho.

Nhà ấy cày ruộng và đánh cá. Một hôm người cha nấu rượu gạo uống, uống nhiều quá chẳng còn biết gì, thấy tỏng người nóng bứ bèn xé bỏ quần áo, dang tay dang chân nằm ngủ. Hai anh em đi cày về thấy thế, anh chạy đi tìm quần áo, còn em cứ khúc khích cười. Ông cụ tỉnh giấc, thấy con cười thì nạt bảo ngậm miệng. Không những không nín được, nó lại còn cười to to. Cha mắng, nó ôm bụng cười, cười ngặt nghẽo, cười rũ rượi. Cha đánh, nó vừa khóc vừa cười. Ông cụ giận quá, lột quần áo nó, đuổi đi. Người anh không dám can cha, bèn đi tìm cô em dâu để lo liệu.

Cô gái ở trong lùm cây, đang nhặt củi khô và ca hát líu lo với con chim chìa vôi nửa đen nửa trắng. Nghe tin chồng bị đuổi đi, cô chạy theo tay anh chỉ, tất tả chạy về hướng mặt trời lặn, đuổi theo chồng.

Nhưng đi mãi vẫn không nhìn thấy lưng chồng. Đêm đến leo lên cây ngủ, sáng ra lại đi. Đi đã nhiều lắm, đã lâu lắm. Bàn tay cô có bao nhiêu ngón thì trăng lặn bấy nhiêu lần mà dấu chân chồng vẫn chưa giẫm lên được. Càng đi, càng phải leo nhiều dốc núi dựng sừng sững như vách, giăng tầng tầng lớp lớp như muốn đội nhau lên tận mây xanh. Dây rừng níu kéo tay chân, gai dại đâm xuyên da thịt, xé áo váy, đêm đêm mắt hổ sáng như đèn, vượn hú, rắn trườn rùng rợn. Hoảng quá, cô gái cứ vừa đi vừa gọi to:

– Chàng ơi! Chàng! Chàng à!

Không ai trả lời.

Nhưng thần núi thương tình, đưa tiếng cô lọt vào kẽ đá, chen qua lá cây, theo gió lên ngàn, theo suối xuống nội. Vách đá tiếp nhận, đưa lên phía trước và một hôm đưa lọt tai chồng. Người chồng dừng lại đón vợ.

Hai vợ chồng gặp nhau, vui mừng khôn kể xiết. Vợ cởi áo đưa chồng đóng khố, rồi họ dắt tay nhau tìm đất phát rẫy gieo lúa, trồng ngô. Về sau ho sinh con đẻ cháu gọi là người Ba Na hiện nay. Còn người anh ở đồng bằng, sinh con đẻ cháu là người Kinh.

Sự tích hòn Vọng Phu

Ngày xưa, có đôi vợ chồng nghèo sinh được hai mụn con: đứa lớn là trai mười một tuổi, đứa bé là gái lên sáu tuổi. Mỗi lần hai vợ chồng đi làm đồng hay đi đâu vắng, thường để hai con ở lại nhà, dặn anh trông nom em gái...

Cường Bạo đại vương

Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trẻ tuổi làm nghề mò tôm bắt cá tại vùng sông Bồi. Tuy quanh năm chỉ che thân một mảnh khố rách, chui rúc trong một túp lều ven sông, nhưng anh vẫn vui vẻ làm ăn, miệng luôn ca hát...

Viên ngọc ước của quạ

Ngày xưa, có một anh chàng trẻ tuổi tên là Đê. Nhà anh nghèo khó, cha mẹ phải cho đi ở tại một nhà lão trọc phú. Trọc phú bắt anh chăn trâu. Nhưng anh có thói ham chơi bời...

Sự tích Trầu Cau

Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh, ai là em...

Con ma báo thù

Ngày xưa ở Gia-định có một tên cướp lợi hại bị bắt và kết án tử hình. Trong ngục, hắn ta bảo người nhà đem hậu lễ đến chạy chọt với tên quan án để mong quan cố tìm cách cứu hắn thoát chết...

Tiêu diệt mãng xà

Ngày xưa, trong một hang núi nọ có một con mãng xà. Đầu nó to bằng cái chum, trên đầu có mào đỏ, hai mắt như hai quả quýt, thân dài hơn trượng...

Rắn báo oán

Ngày ấy, trong một gò đất cây cối mọc um tùm ở làng Nhị Khê gọi là gò Rùa, có một con rắn mẹ sống với một đàn con...

Phạm Viên thành tiên

Ngày xưa, vào đời nhà Lê, ở huyện Đông Thành, có nhà họ Phạm sinh được hai con trai là Phạm Chất và Phạm Viên.

Cóc kiện trời

Ngày xửa ngày xưa, vào một năm không nhớ rõ năm nào, trời làm hạn hán khủng khiếp, nắng lửa hết tháng này đến tháng khác thiêu cháy cây cối, hút cạn nước sông ngòi, đầm hồ...