Lạc Long Quân diệt Ngư Tinh

Xưa kia ở vùng biển Nam Hải (Biển Đông hiện nay, Nam Hải là cách phương Bắc gọi vùng biển chủ quyền của Đại Việt ngày xưa) có loài thuồng luồng ba ba luôn ngày ngày rình rập, làm lật thuyền hoặc bắt ngư dân ăn thịt. Thuồng luồng tương truyền có họ hàng với thần Long, nhưng giống ấy mu muội lại thèm thịt sống nên tuy luyện bấy lâu mà chẳng thể đắc đạo. Tuy vậy, những con thuồng luồng hướng thiện một lòng tu luyện cũng có thể hoá thành Giao Long, gần gũi với Long tộc hơn, có thể hô mưa gọi gió lại điều khiển được lũ lụt, cuồng phong, loài Giao Long còn có lốt người, lâu lâu có thể lên mặt đất mà sống cùng người bình thường.

Tuy vậy, bản chất của chúng hoá từ loài thuồng luồng nên ít lâu vẫn có thể bắt người ăn thịt, chỉ có 1 vài trường hợp được tôn làm thần song thần biển, như Giao Long ở câu chuyện hồ Ba Bể hoặc trong vụ án Lệ Chi Viên, có 1 con rắn nhỏ được thả xuống dòng Tô Lịch, sau hoá thành Giao Long, thành tôi tớ cho Tô Lịch Giang Thần. Còn loài ba ba trong câu chuyện xưa thực chất còn 1 tên khác là con Giải, giống rùa, nhưng có vây chèo, mũi nhọn, hay thèm thịt sống, trước đây, các vùng cửa sông nước lợ, con Giải vẫn hay vào sâu mà bắt súc vật ăn thịt, nếu ai xảy chân, tất cũng bị Giải nuốt (có 1 chuyện về tích này ở mạn Kinh Bắc vào thời Hồng Đức).

Dân chúng quanh vùng từ ngày được Lạc Long Quân truyền cho tục xăm mình và vẽ mắt lên thuyền thì tai nạn do thuồng luồng và ba ba đỡ hẳn, tuy nhiên ở Nam Hải còn có Ngư Tinh, tương truyền là linh khí của thần Trụ Trời, do vô tinh hấp thụ, lại bản chất là loài thú vật vô tri, cứ thế mà ăn thịt hại người. Nó có một tên khác là Ngư Xà, đầu cá, mình rắn, lại dài hơn năm mươi trượng, quanh mình chân mọc tua tủa như chân rết, bơi nhanh mà chẳng ai thấy. Nó lại có phép thuật, hô mưa gọi gió, biến ảo linh dị. khi bơi thì ầm ầm như sấm dội, trời trong xanh mà hoá mưa mù, gặp ai thì ăn thịt người đó, dân quanh vùng cả sợ mà chẳng biết có cách nào trốn thoát.

Ở mũi đất nọ, có bãi đá lởm chởm, Ngư Tinh lại làm tổ ở đó, vì là cửa biển, dân chúng đi đánh cá bắt buộc phải đi qua, bãi đá lại lởm chởm, chắn lối, dưới là hang Ngư Tinh, cứ hễ thuyền đi thì mất 1 thuyền, thuyền về lại mất 1 thuyền nữa, mỗi ngày dân chúng lại lầm than.

Một đêm nọ có vị tiên trên trời, thấy dân chúng khổ sở, mạn phép phạm lệnh trời hạn phàm xuống mà xây hầm qua núi đá cho dân đi tránh hang Ngư Tinh. Tiên không được can thiệp vào việc phàm, việc ấy tất có anh hùng hào kiệt làm, thế nước hiểm nguy, các tiên sẽ thác sinh làm hào kiệt; kỳ công, suy cho cùng là do bàn tay và khối óc làm nên. Các tiên xây được gần nửa thì Ngư Tinh thức giấc, nó hoá làm con gà trống trắng mà gáy, các tiên lại tưởng mặt trời đã lên mà vội vàng bay về trời nếu không phải tội, thế là hầm chưa xong mà trời cũng chưa sáng.

Dân trong vùng lầm than, cho đến một ngày nọ khi Lạc Long Quân tuần thú qua vùng này thấy dân chúng khó khan không xiết, trai tráng trong làng chẳng còn ai, Long Quân quyết định tiễu trừ con yêu tinh này.

Hôm ấy, Long Quân lệnh cho các Dạ Xoa truyền cho hải thần ở cửa biến không được nổi sóng, nếu trái lệnh, các Dạ Xoa cứ thế mà đánh. Ngài lại hoá phép ra một thuyền chài nhỏ, đặng ngồi lên mà chèo ra cửa biển. Sóng yên biển lặng, thấy biển lặng, trên lại có người chèo thuyển, Ngư Tinh liền nổi lên mà phá, Long Quân hoá phép ra hình nhân, đoạn ném về phía nó, Ngư Tinh thấy động liền há miệng ra toan nuốt. Bằng phép thuật của mình, Long Quân làm phép, hình nhân hoá ra cục sắt, nóng đỏ như trong lò nung, Ngư Tinh nuốt phải, bỏng hầu nát họng, đau đớn mà quẫy đạp nhưng sóng tuyệt nhiên không nổi vì đã có Dạ Xoa của Long Quân không cho nổi sóng nổi gió. Nó bỏ chạy, Long Quân liền phóng quyết cắt đôi người nó ra. Ngài lấy da nó, bộ da vốn thấm tinh khí đất trời, phủ lên hòn đảo ngoài khơi, ngăn các loài thuồng luồng thuỷ quái đến trú ngụ, ấy là đảo Bạch Long Vỹ (thuộc Hải Phòng) bây giờ. Đầu nó trôi ra ngoài biển, gây sóng gió, bão biển, Ngài lấy núi, ném ra chặn biển, chém đôi đầu nó, một thành hòn Cẩu Đầu Sơn, một thành hòn Mạn Cầu Thuỷ, mãi mãi không bao giờ trôi lênh đênh, gây bão biển tàn phá thuyền chài nữa.

Duyên nợ tái sinh

Ngày xưa, có một anh học trò trẻ tuổi nhà nghèo xơ nghèo xác. Vì có cha mẹ già, anh phải lang thang đây đó làm nghề gõ đầu trẻ để nuôi thân và nuôi cha mẹ. Mãi về sau, anh được một phú ông ở một làng nọ mời về "ngồi" tại nhà...

Viên ngọc ước của quạ

Ngày xưa, có một anh chàng trẻ tuổi tên là Đê. Nhà anh nghèo khó, cha mẹ phải cho đi ở tại một nhà lão trọc phú. Trọc phú bắt anh chăn trâu. Nhưng anh có thói ham chơi bời...

Bò béo bò gầy

Ngày ấy vào thời vua Lê chúa Trịnh có hai vợ chồng một người nho sinh họ Lê. Nhân ngày cuối năm dắt nhau về thăm quê quán trong thành...

Rắn báo oán

Ngày ấy, trong một gò đất cây cối mọc um tùm ở làng Nhị Khê gọi là gò Rùa, có một con rắn mẹ sống với một đàn con...

Bảy điều ước

Ngày xưa có hai vợ chồng bác nông sinh được hai người con trai. Người anh thì tham lam, lười biếng còn người em thì thật thà, tốt bụng, chăm chỉ chịu thương chịu khó...

Em bé thông minh

Ngày xửa ngày xưa, thưở ấy ở nước ta đang cần người hiền tài giúp nước, các quan trong triều cũng đã già cả rồi, sức không còn nhiều, nhà Vua bèn sai một viên quan đi dò la khắp nước để tìm ra người tài giỏi cùng vua lo toan việc nước...

Chử Đồng Tử và Tiên Dung

Thời Hùng Vương thứ ba có một người con gái nhan sắc như tiên, đặt tên là Tiên Dung. Tiên Dung rất đẹp, song tự nguyện không lấy chồng, chỉ ham thích phong cảnh, thường đi du lịch khắp nơi trong nước...

Sự tích hồ Gươm

Vào thời ấy, giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam. Chúng coi dân ta như cỏ rác, thi hành nhiều điều bạo ngược làm cho thiên hạ căm giận đến tận xương tủy...

Sự tích hồ Ba Bể

Vào hồi đó ở xã Nam-mẫu có mở một hội "vô già" cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem. Ai nấy đều lo ăn chay niệm Phật và làm những việc từ thiện như buông cá, thả chim...