Làm văn đuổi cá sấu

Nguyễn Thuyên người ở Vũ Ẻn, phủ Thanh Ba (Phú Thọ), là thượng thư bộ Hình thời nhà Trần. Được vua giao soạn thảo bộ Hình thư, ông thường về các địa phương nghe ngóng dân tình, xem xét việc xử kiện.

Một lần đi qua vùng nọ, ông thấy một thiếu phụ gầy gò đang lớn tiếng chửi kẻ bắt trộm gà của mình. Hỏi người xung quanh thì họ cho biết chị ta chửi như thế đã được hai ngày, ai cũng lấy làm khó chịu. Nguyễn Thuyên sai lính tới khuyên can :

– Này chị kia, chẳng nên lăng loàn, làm ầm ĩ xóm làng thế!

– Của tôi, tôi xót, can gì đến chú ! – Người đàn bà đáp.

Nói xong lại tiếp tục chửi. Thuyên bèn cho đòi người đàn bà lại, hỏi:

– Một con gà có đáng bao nhiêu mà chị chửi rủa nặng lời thế?

Người đàn bà nói:

– Bẩm quan, con chăm chút bấy lâu mới được một ổ gà. Nay nó lấy mất cả gà lẫn trứng, không căm tức sao được!

Thuyên bèn bảo:

– Người đàn bà này ngoa ngoắt, độc miệng làm xóm giềng điếc tai nhức óc đã hai ngày, không thể không trị tội. Vậy cho đòi tất cả mọi người trong xóm ra đây. Cho mỗi người tát chị ta một cái vào má cho chừa thói ngoa ngoắt.

Lệnh quan ban ra, mọi người không thể không tuân theo. Mặc dầu ghét người đàn bà ngoa ngoắt, người ta vẫn thấy thương chị ta đã mất gà lại bị đánh nên ai cũng nhẹ tay. Chỉ có tên trộm căm người đàn bà đã gào đến tam đại nhà mình nên tay xắn quá khuỷu, hầm hầm tiến đến trước thiếu phụ, dang thẳng tay, tát thiếu phụ một cái thật đau cho bõ tức.

Nguyễn Thuyên lập tức sai lính bắt kẻ kia lại, phán rằng:

– Người đàn bà kia tiếc của nên mới chửi, ai cũng thương tình nên chỉ tát nhẹ tay. Còn ngươi chính là kẻ trộm gà, nghe chửi cả tổ tông nhà mình, ngươi căm hận. Được dịp trả thù thì ngươi không còn giữ gìn gì nữa. Phải vậy không?

Kẻ kia run như cầy sấy, đành cúi đầu nhận có bắt trộm gà. Nguyễn Thuyên sai lính dẫn kẻ ăn trộm đến dinh quan phủ, chiếu luật xử tội.

Ngày khác, có một bà già ở Vũ Ẻn, quê ông, xin gặp. Bà trình quan chuyện ghềnh Bái Thiên ở Vũ Ẻn mấy năm nay có cá sấu về tác yêu tác quái, quấy nhiễu dân lành. Thuyền bè đi qua bị làm hại không ít. Dân cử bà đi kêu với quan có cách nào cứu giúp dân. Ông hỏi:

– Dân đã kêu quan Tri phủ chưa?

– Tri phủ thu tiền của dân mua lợn mổ ra nhét lá ngón vào cho cá sấu ăn mà nó vẫn không chết.

Nguyễn Thuyên suy nghĩ một lúc rồi quả quyết:

– Bà cứ về để tôi tâu xin Hoàng thượng dùng phép lạ trừ thuỷ quái cho dân.

Ngay hôm sau, Nguyễn Thuyên ra mắt vua Nhân Tông xin được đi trừ đàn cá sấu làm hại dân lành ở ghềnh Bái Thiên. Nhà vua ưng thuận, cho phép ông được tuỳ ý định liệu, để làm lợi cho dân không cần tiếc tiền của, công sức.

Đêm ấy, Nguyễn Thuyên gửi văn thư khẩn cho tri phủ Thanh Ba huy động quân dân đợi lệnh. Ba ngày sau, ông đem theo một số lớn quân giỏi ném lao và nhiều hương, nến đi trên ba chiếc thuyền lớn ngược dòng sông Thao lên Bái Thiên.

Hôm Nguyễn Thuyên tới ghềnh Bái Thiên, cả ngàn quân dân phủ Thanh Ba đã túc trực đợi lệnh. Theo lệnh quan thượng thư, mấy trăm quân lính lên mạn ngược, đóng bè chuyển đá tảng xếp chất ngất bên bờ sông. Dân Vũ Ẻn được lệnh vớt những sào dài bịt sắt. Dân Hoàng Xá căng nhiều dây thép qua sông neo giữ bè mảng. Dân Vụ cầu lo mượn chiêng, trống, thanh la cả trăm chủng loại.

Tối ấy, Nguyễn Thuyên mặc phẩm phục đại thần đến đàn lễ. Quân triều đình mặc võ phục cùng dân chúng phủ Thanh Ba sẵn sàng vào việc.

Đúng giờ Dậu, Nguyễn Thuyên bước lên đàn tế. Tiếng chiêng, trống, thanh la các loại ầm ầm nổi lên từng hồi dài. Tiếng động vang vọng như làm rạn cả mặt sông. Sau đợt trống, pháo trên các bè mảng đồng loạt nổ. Dứt tiếng pháo, đá tảng được ném rất mạnh xuống chân ghềnh, như muốn lấp hết các hang hốc nơi ở của thuỷ quái. Cùng lúc ấy ở ngoài sông, xung quanh ghềnh, những sào nhọn bịt sắt được các võ sĩ ném lao lão luyện phóng mạnh như muốn giết chết những con thú ác độc toan trốn chạy. Hàng ngàn dân đứng đông đặc hai bên bờ sông chứng kiến buổi lễ kì lạ chưa từng có, hò reo cổ vũ.

Nguyễn Thuyên vén áo thụng, cầm bài văn tế cá sấu, xướng lên từng chữ. Cứ sau mỗi câu ông đọc, bốn người tốt giọng chĩa loa ra bốn góc đồng loạt nhắc lại, vang cả khúc sông:

Cá sấu kia, mày có hay              

Bể Đông rộng rãi là quê mày       

Bái Thiên đây thuộc về thánh vực 

Lạc lối đâu mà lại đến đây?           

Ta vâng đế mệnh bảo cho mày       

Lại về bể Đông mà vùng vẫy.           

Dứt bài vãn tế, trống lại nổi, lao nhọn lại được ném vun vút xuống mặt sông. Khắp vùng đèn đuốc thắp sáng trưng, khói hương nghi ngút. Các bè nứa khô găm gần thác được đốt lên. Ngọn lửa ngùn ngụt bốc cháy cùng tiếng nứa nổ làm chấn động cả một vùng.

Cứ mỗi đêm, Nguyễn Thuyên cho tế một lần. Trên ghềnh Bái Thiên, suốt 7 ngày 7 đêm không lúc nào ngớt tiếng trống, tiếng chiêng, khiến cho thuỷ quái ăn không ngon ngủ không yên. Có lẽ chịu không nổi sự căng thẳng hoặc không ít con đã trúng lao nên sau đó đàn cá sấu bỏ đi hết.

Nguyễn Thuyên trở về kinh, được vua Trần Nhân Tông khen ngợi. Thấy việc làm của ông giống như việc Hàn Dữ bên Trung Quốc trừ hoạ giúp dân, vua đổi họ của ông thành họ Hàn.

Ngày nay, ở Thủ đô Hà Nội và nhiều thành phố, thị xã trong nước đều có đường phố mang tên Hàn Thuyên.

Ông tướng gầy

Thuở xưa có một người thợ rừng lực lưỡng khoẻ mạnh. Cái rìu cái búa thông thường anh cầm lỏng tay, phải thuê thợ rèn đánh to bằng hai bàn tay xoè, dùng mới vừa sức...

Truyện cổ tích quả bầu tiên

Ngày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo, nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, chăm sóc mọi người, mọi vật xung quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé....

Rạch đùi giấu ngọc

Ngày xưa, một ông vua nước ngoài có một viên ngọc vô cùng quý giá. Viên ngọc có hai điều lạ, một là cầm trên tay tưởng chừng rất nhẹ, thế nhưng đặt vào đâu thì ở đấy nặng trĩu...

Cóc kiện trời

Ngày xửa ngày xưa, vào một năm không nhớ rõ năm nào, trời làm hạn hán khủng khiếp, nắng lửa hết tháng này đến tháng khác thiêu cháy cây cối, hút cạn nước sông ngòi, đầm hồ...

Chiếc áo tàng hình

Ngày xưa ở vùng Cao Bằng có một chàng trẻ tuổi, nay đây mai đó làm nghề chài lưới, tên là Triều. Gia sản của anh không có gì ngoài bộ đồ nghề...

Sự tích Trầu Cau

Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh, ai là em...

Bốn người bạn

Xưa có bốn người bạn, mỗi người quê quán một phương. Vì thuở trẻ cùng học với nhau một thầy, nên họ có dịp sống chung với nhau lâu ngày, rồi dần dần trở nên những người bạn nối khố. Về sau lớn lên, họ lại từ giã thầy, mỗi người làm ăn một ngả...

Chàng ngốc học khôn

Ngày xưa, có anh chàng tên là Đần lấy chị vợ tên là Khôn. Cả đời một chữ cắn làm đôi không biết, anh ta lại chẳng chịu thò đầu đi đâu, chỉ ru rú ở xó nhà để vợ sai bảo, từ việc nhỏ tới việc lớn, nên đã đần lại càng đần thêm...

Duyên nợ tái sinh

Ngày xưa, có một anh học trò trẻ tuổi nhà nghèo xơ nghèo xác. Vì có cha mẹ già, anh phải lang thang đây đó làm nghề gõ đầu trẻ để nuôi thân và nuôi cha mẹ. Mãi về sau, anh được một phú ông ở một làng nọ mời về "ngồi" tại nhà...