Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài

Chuyện kể rằng, cô gái trẻ ham học Chúc Anh Đài người Chiết Giang, cải trang thành con trai tới Hàng Châu học tập tại một trường dành cho nam sinh. Trên đường, cô đã gặp và cảm mến Lương Sơn Bá, một chàng trai đến từ Cối Kê. Cùng học trong 3 năm ròng, hai người trở nên thân thiết, nhưng cô gái không dám tiết lộ bí mật của mình với chàng trai

ến khi phải đột ngột chia tay về nhà theo lời gọi của cha mẹ, Chúc Anh Đài bảo rằng cô sẽ thu xếp để Lương Sơn Bá cưới người em gái 16 tuổi, sản phẩm trí tưởng tượng của cô. Chỉ sau đó một thời gian, khi đến thăm nhà Chúc Anh Đài, Lương Sơn Bá mới biết bạn thân của mình là một thiếu nữ và hai người đã yêu thương nhau say đắm. Chàng trai đã đến cầu hôn cô gái, nhưng bị khước từ và đuổi đi vì trước đó, Chúc Anh Đài đã bị cha mẹ mình hứa gả cho Mã Văn Tài, một kẻ bất tài vô dụng.

Vì quá sầu muộn, Lương Sơn Bá - khi đó giữ chức huyện lệnh một huyện thuộc Ninh Ba bây giờ - đã mất tại nhiệm sở. Một chàng Lương được đặt tại Nam Sơn Tiểu Lộ, chỗ đánh dấu buổi gặp gỡ đầu tiên của hai người.

Trong ngày cưới của Chúc Anh Đài, cô gái được hộ tống đến nhà họ Mã bằng đường thủy và con thuyền cứ dừng lại trước một ngôi mộ, không thể đi được vì sóng gió nổi lên ầm ầm. Biết rằng đó là mộ của Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài rời kiệu hoa đến trước mộ khóc thảm thiết và cúng tế; bất ngờ trời tối sầm, phần mộ bỗng mở ra và cô gái gieo mình vào đó. Chúc Anh Đài được chôn cất trong mộ cạnh người cô yêu và Tạ An, khi đó là thừa tướng nhà Tấn, đã tấu biểu cho đề lên mộ câu “nghĩa phụ trủng” (mộ của người vợ có nghĩa). Dân gian truyền rằng từ trong mộ, vụt ra một đôi bướm quấn quít không rời nhau rồi cùng bay đi.

Bầy Chim Thiên Nga

Ở nơi xa, xa đây lắm, nơi chim nhạn bay đến vào mùa thu, có một nhà vua có mười một con trai và một con gái tên là Li-dơ. Mười một con trai trẻ tuổi ấy đều đeo thánh giá trên ngực và gươm bên mình...

Người mua giấc mơ

Ngày xửa ngày xưa có hai người lái buôn, một già một trẻ. Họ thường cùng nhau đi buôn chuyến. Một ngày họ đi đến bờ biển thuộc làng Teraddomai. Họ đã thấm mệt sau một chặng đường dài nên họ ngồi nghi một lát...

Cô bé quàng khăn đỏ

Ngày xửa ngày xưa có chuyện kể rằng, có một cô bé thường hay quàng chiếc khăn màu đỏ, vì thế nên mọi người bắt đầu gọi cô bằng cái tên cô bé quàng khăn đỏ...

Hoàng tử hạnh phúc

Cao cao phía trên thành phố, trên một cái cột ngay quảng trường sừng sững bức tượng của Hoàng tử Hạnh Phúc. Khắp người Hoàng tử được thếp bằng những lá vàng mười, đôi mắt là hai viên xa phia rực sáng...

Con gà trống chân chì

Con gà trống ấy có đôi chân chì, lông ở cánh đen mượt như nhung, lông ở ngực vàng thắm, cái mào trên đầu thì đỏ chói, vắt qua vắt lại. Tiếng nó hay ồ ồ, vang rất xa. Nó sống với bà già cô đơn trong một túp lều nát...

Bốn anh em tài giỏi

Ngày xưa, có một người đàn ông nghèo sinh được bốn người con trai...

Cây bút thần

Ngày xửa ngày xưa ở một ngôi làng nọ, có một cậu bé rất thông minh tên là Mã Lương. Cha mẹ Mã Lương mất sớm, cậu phải sống cuộc sống côi cút một mình, hàng ngày vào rừng kiếm củi sống qua ngày...

Chú bé tí hon

Xưa có một bác nông dân nghèo, tối tối bác thường ngồi bên lò sưởi, gẩy than cho lửa cháy, và bác gái ngồi xe chỉ...

Chú thợ may nhỏ thó can đảm

Vào một buổi sáng mùa hè đẹp trời, một chú thợ may bé nhỏ ngồi trên phản bên cửa sổ chăm chú khâu, trong lòng có vẻ khoan khoái lắm...