Người đàn bà tiết liệt

Ngày xưa ở vùng Bắc Ninh là đất nổi tiếng có nhiều con gái đẹp, có một cô gái làng Cách bi, về làm vợ ông cử nhân Nguyên Hanh, giữ chức tri huyện Thủy đường, người ta vẫn thường gọi là bà huyện Thủy đường. Lấy chồng sinh được một con trai vừa được 7 tháng thì chồng mất. Bà huyện đang còn trẻ đẹp, nhưng nhất quyết ở vậy thờ chồng nuôi con.

Trong làng có tên lý trưởng, vốn là tay cường hào, thấy bà huyện goá đang độ “gái một con trông mòn con mắt” nên thường kiếm cách trêu ghẹo. Muốn được yên thân nuôi con, bà khôn khéo từ chối, bảo chờ đến ngày bà đoạn tang chồng. Một hôm tên lý trưởng đón đường bà đi chợ về, xông ra ôm bà. Bà bỏ chạy về nhà, lạy bàn thờ chồng, rồi trao nhà cửa cho họ hàng, bế con lên chùa Kim giang để tu. Khi con trai được 7 tuổi, bà đưa con trở về nhà, bày lễ tế chồng, giết trâu mời họ hàng và xóm làng đến dự tiệc. Tên lý trưởng đã làm nhục bà lò mò đến, hí hửng nhắc đến lời hứa hẹn cũ. Bà trả lời rằng đợi cúng chồng xong rồi sẽ bàn tính đến.

Trước đông đủ mặt bà con làng xóm, bà lạy bàn thờ chồng xong rồi cầm dao sắc chỉ vào mặt tên lý trưởng mà kể tội làm nhục bà trước kia. Bà nói rằng bà còn sống đến nay là vì đứa con trai nối nghiệp còn nhỏ, bây giờ bà có thể gửi con lại cho họ Nguyễn mà chết theo chồng cho trọn tiết nghĩa. Nói xong, bà tự cắt đứt lìa bên vú đã bị tên lý trưởng chọc ghẹo trước kia, rồi ngã xuống chết. Cả họ liền bắt trói tên cường hào giái lên quan trên trị tội.

Con trai bà huyện Thủy đường là Nguyễn Cao, về sau học hành thi đỗ ra làm quan vào cuối triều vua Tự đức. Khi mất nước, Nguyễn Cao bỏ quan về làng, dù rất nghèo túng. Người Pháp dụ ông ra làm quan, nhưng ông từ chối, họ bảo ông rằng:

– Chúng tôi nghi bụng ông lắm.

– Nguyễn Cao trả lòi: các ông nghi thì để tôi vạch bụng ra cho mà xem.

Vừa nói, ông vừa lấy móng tay bấm thủng bụng, lôi ruột ra. Người Pháp vội vàng đưa thầy thuốc đến cứu chữa, nhét ruột ông vào. Không được chết phô bày gan ruột yêu nước của mình, Nguyễn Cao liền cắn lưỡi tự tử.

Dân gian khi nhắc đến mẹ con bà, thường nói: ” Mẹ anh hùng sinh ra con hào kiệt”.

Từ Thức gặp tiên

Vào đời nhà Trần ở châu Ái có một chàng trẻ tuổi tên là Từ Thức. Chàng vốn con nhà quan. Năm 20 tuổi nhờ học giỏi thi đỗ cao, chàng được bổ một chân tri huyện ở một huyện vùng Bắc...

Thạch Sanh - Lý Thông

Xưa ở quận Cao Bình có gia đình bác tiều phu Thạch Nghĩa, vợ chồng tuổi cao mà vẫn không con. Ông bà lo buồn và ra sức làm việc nghĩa. Ông thì sửa cầu, sửa cống, khơi rãnh, đắp đường. Bà thì nấu nước cho người qua đường uống...

Cóc kiện trời

Ngày xửa ngày xưa, vào một năm không nhớ rõ năm nào, trời làm hạn hán khủng khiếp, nắng lửa hết tháng này đến tháng khác thiêu cháy cây cối, hút cạn nước sông ngòi, đầm hồ...

Sự tích ông công ông táo

Ngày xưa, có hai vợ chồng son nhà nghèo. Họ đều sinh nhai bằng nghề làm thuê làm mướn. Tuy nghèo nhưng họ rất yêu nhau...

Chiếc áo tàng hình

Ngày xưa ở vùng Cao Bằng có một chàng trẻ tuổi, nay đây mai đó làm nghề chài lưới, tên là Triều. Gia sản của anh không có gì ngoài bộ đồ nghề...

Rắn báo oán

Ngày ấy, trong một gò đất cây cối mọc um tùm ở làng Nhị Khê gọi là gò Rùa, có một con rắn mẹ sống với một đàn con...

Bảy điều ước

Ngày xưa có hai vợ chồng bác nông sinh được hai người con trai. Người anh thì tham lam, lười biếng còn người em thì thật thà, tốt bụng, chăm chỉ chịu thương chịu khó...

Duyên nợ tái sinh

Ngày xưa, có một anh học trò trẻ tuổi nhà nghèo xơ nghèo xác. Vì có cha mẹ già, anh phải lang thang đây đó làm nghề gõ đầu trẻ để nuôi thân và nuôi cha mẹ. Mãi về sau, anh được một phú ông ở một làng nọ mời về "ngồi" tại nhà...

Nàng tiên ốc

Chuyện xưa kể lại rằng, ở ngôi làng nọ có bà lão sinh sống, tuổi bà cũng đã cao, lại rất nghèo khó. Bởi vì làm lụng vất vả bao năm nên nhìn hình dáng của bà rất ốm yếu, gầy gò, nét mặt của bà thì luôn nhăn nhúm, lúc nào cũng có vẻ đượm buồn...