Khắp các nơi ở Miền Đông biên giới Ấn Độ, Miến Điện, rồi miền Tây biên giới Tân Cương, phía Bắc có khu vực rộng lớn giữa Tây Tạng với cao nguyên Pamir đều đã từng xuất hiện các câu chuyện truyền miệng về “người tuyết”. Trong đó khu vực phía Nam dãy Himalaya là nhiều nhất. Cuối thế kỷ XVIII, Bắc Kinh đã xuất bản một cuốn sách có tựa đề “Từ điển giải phẫu học khi chuẩn đoán các bệnh khác nhau”, trong đó có đoạn mô tả hình ảnh “người tuyết” ở dãy Himalaya.
Theo nhiều người chứng kiến thì “người tuyết” rất to lớn: cao 1,4 – 4m, trung bình 2m; tóc dài ngang mắt; mặt không có lông, trông giống mặt của vượn người; toàn thân nó màu nâu đỏ, nâu đen hoặc đen tuyền. Nó có vai rộng, lưng cong, cánh tay rất dài, nhìn bề ngoài có thể trông giống một con người. Nó thường đi bằng hai chân và đôi khi để lại nhiều dấu chân trên tuyết, khi đi thì trọng tâm của nó hơi đổ ra phía trước, đôi khi nó cũng đi bằng 4 chân. Con cái có vú dài hướng xuống đất, và có một mùi hôi rất khó chịu.
Năm 1959, Trung Quốc đã tiến hành khảo sát vùng cao nguyên Chomolungma, họ đã khảo sát với cả “người tuyết”.
Ngày 17/5 cùng năm, đội khảo sát tiến vào thung lũng nước lớn nhất trong rặng núi Chomolungma, và họ đã nghe được một Lạt Ma kể lại việc gặp “người tuyết”.
Người tuyết ra sao. Thầy Lạt Ma nói: vào năm 1958, lúc đó vào khoảng hơn 9 giờ tối, thầy đi từ trong chùa ra, và nhờ vào ánh sáng trăng, thầy thấy một người tuyết đang đi về phía thượng nguồn. Toàn thân người tuyết mọc đầy lông lá, cao lớn hơn chúng ta nhiều và có dáng đi thẳng.
Sáng sớm ngày 18/6, đoàn khảo sát cũng tìm thấy rất nhiều dấu chân của người tuyết ở ngoài túp lều họ đang ở. Lúc đó họ đang ở độ cao cách mặt nước biển 6.000m, toàn bộ vùng đất đó là tuyết, vì vậy dấu chân hiện lên rất rõ. Họ đã lấy đôi giày leo núi để so sánh và nhận ra rằng kích cỡ dấu chân trên tuyết tương đương với giày leo núi, như vậy dù thấy rằng dấu chân người tuyết to đến dường nào. Và dấu chân ấy biến mất cách đó 30m trên lớp sỏi nhỏ.
Ngay hôm đó, đoàn khảo sát lại lên đường và đi đến thôn Long Đốc, người dân trong thôn cũng cho biết rằng họ đã từng phát hiện được một số hoạt động của người tuyết. Đến ngày 24/6, có người cho biết trong thung lũng hồ Kama có một con trâu bị người tuyết đánh chết. Các nhà khảo sát lập tức đến hiện trường, một người dân trong vùng đã đưa cho đoàn khảo sát một sợi lông màu nâu dài 15,6cm và kiếm được xác con bò. Các thành viên mang chiếc lông này về Bắc Kinh để kiểm nghiệm thì phát hiện rằng sợi lông này hoàn toàn khác với lông của trâu bò, tinh tinh, gấu nâu, hay loài vượn của vùng Hằng Hà.
Cũng vì mục đích tìm ra tung tích người tuyết mà một thành viên leo núi của Anh, trải qua bao gian nan, cuối cùng vào năm 1951, anh đã thành công khi chụp được tấm hình dấu chân người tuyết ở phía nam núi Long Băng thuộc rặng Cao Li Tam Khắc. Đồng thời, anh cón phát hiện hai mảnh da đầu của người tuyết. Chuyên gia về loại động vật linh trưởng, ông Ausman Hill đã khẳng định rằng đầu này rất giống đặc điểm của loài vượn. Tuy nhiên cũng có một số người hoài nghi tính trung thực trong lời khẳng định của ông.
Cuối năm 1972, một nhà động vật học người Mỹ đã dẫn đầu một đoàn khảo sát đến Nepal. Vào một đêm gió và tuyết, đã có người tuyết đi qua đi lại trước hai túp lều của họ. Tiếc thay họ lại không phát hiện được, mãi cho đến sáng hôm sau họ phát hiện trên mặt đất có dấu chân người tuyết; hơn nữa các dấu chân in lên nền tuyết rất rõ, họ liền ghi hình lại và sau này đem só sánh với tấm ảnh chụp năm 1951 của vận động viên leo núi người Anh, kết quả là chúng rất giống nhau.
Nhưng cho đến ngày nay, vẫn chưa có chứng cứ xác thực chứng minh sự tồn tại của người tuyết.