Những dòng chữ từ người mẹ …

Tháng Bảy
Thứ bảy, ngày mồng 1.

Enricô ơi! Thế là năm học hết rồi! Con sắp phải từ giã thầy con, bạn con. Nhân tiện mẹ cho con biết một tin buồn: cuộc từ biệt ấy không phải chỉ trong hai tháng rưỡi đâu, mà là suốt đời!

Cha con vì nghề nghiệp bó buộc phải rời Tôrinô, lẽ tất nhiên, gia đình ta phải theo cha con. Sang Thu, ta sẽ dọn nhà. Con sẽ theo học trường mới. Điều đó có phần làm cho con buồn, phải không?

Mẹ chắc con quyến luyến trường cũ, ở đấy ròng rã bốn năm, con đã vui vẻ làm việc mỗi ngày hai buổi, ở đây ngày nào con cũng trông thấy thầy ấy, bạn ấy, cũng trông thấy cha mẹ con đứng chỗ ấy đón con. Con sẽ nhớ trường cũ, ở đấy trí tuệ con đã được mở mang, ở đấy con đã kết giao được nhiều bạn tốt và ở đấy mỗi một lời nói là một điều ích lợi cho con.

Hãy đem cái kỷ niệm ấy đi với con và để lời từ biệt chúng bạn với một mối nhiệt tình phát tự đáy lòng.

Rồi ra, bạn con bất hạnh cũng có người gặp sự không may, bị cha hay mẹ mất sớm, cũng có người mệnh yểu, cũng có người đem bầu máu anh dũng tưới trên bãi chiến trường, nhưng hầu hết bạn con sẽ là những người thợ chính trực trung hậu, những người cha gia đình cần mẫn đảm đang đáng trọng, và biết đâu trong đám bạn con sau này lại không có người ra gánh vác việc nước và lừng lẫy tiếng tăm!

Hãy từ biệt bạn con một cách yêu dấu thiết tha, hãy để lại một chút tâm hồn vào chốn đại gia đình ấy là nơi lúc con vào hãy còn thơ ấu, lúc con ra thì đã lớn khôn, là nơi mẹ con vẫn có cảm tình vì nơi ấy con được lòng thương mến của mọi người.

Enricô ơi! Trường học ví như người mẹ, người mẹ đã dứt con ở tay ta khi con nói chưa sõi để trả lại ta một đứa con khỏe mạnh, tử tế và siêng năng. Lạy Thượng Đế giáng phúc cho người mẹ khoan từ ấy! Này con! Con đừng quên vị ân nhân ấy, con ơi! Mai sau con nên người, con sẽ du lịch trong thế giới con sẽ trông thấy những thị thành hoa lệ, những lâu đài nguy nga, nhưng con phải nhớ luôn luôn đến nếp nhà trắng tầm thường kia với cửa chớp khép, với vườn cây xanh vì đấy là nơi bông hoa trí tuệ đầu tiên của con đã nảy nở. Mẹ tin rằng hình ảnh trường cũ của con sẽ in vào ký ức cho đến lúc tàn hơi thở cũng như không bao giờ mẹ quên được bóng dáng cái nhà của kỹ mà ở đấy mẹ đã nghe tiếng nói ban đầu của con.

Mẹ con.

Hãy cho tôi biết người bạn yêu là ai, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là ai

John Blanchard bật dậy khỏi băng ghế, chỉnh trang lại bộ quân phục và ngắm nhìn dòng người hối hả bước vào Nhà Ga Trung Tâm.

Bạn vẽ gì cho bức tranh cuộc sống

“Trong tia nắng của bình minh sớm mai còn nghe đâu đó những hơi ấm của lời yêu đắm say”.

Một chuyến xe

Tôi là một tài xế taxi. Không nhiều tài xế nhận làm việc ca đêm.

Tôi đã bắt đầu biết… nói dối

Thủa nhỏ, tôi được dạy rằng, phải sống trung thực không dối trá với bản thân mình và với mọi người vì đó là con đường sáng duy nhất của kiếp người.

Vượt lên nghịch cảnh

Chúng tôi, những người đã từng sống trong trại tập trung vẫn còn nhớ những con người đã đi từ lều này sang lều khác để an ủi mọi người và cho đi cả những mẩu bánh mì cuối cùng của mình.

Đừng tưởng mình ghê gớm

Booth Tarkington là nhà văn và nhà soạn kịch nổi tiếng của nước Mỹ thế kỷ 20. Hai cuốn tiểu thuyết “The Magnificent Ambersons” và “Alice Adams” của ông từng được tặng giải thưởng Pulitzer.

Cố gắng từng chút một

Tôi đang đi dạo trên bãi biển khi hoàng hôn buông xuống. Dù biển đông người nhưng tôi chỉ chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt thứ gì đó và ném xuống biển.

Một ly sữa

Một chàng trai nhà nghèo làm nghề giao hàng đến từng nhà để kiếm tiền trang trải học phí. Một hôm, anh thấy đói bụng trong lúc túi chỉ còn vỏn vẹn vài xu.

Giá trị vĩ đại của một tai nạn

Tháng 12 năm 1914, phòng thí nghiệm của nhà bác học Thomas Edison bị thiêu rụi hoàn toàn trong một trận hỏa hoạn. Mặc dù con số thiệt hại vượt quá hai triệu đô la Mỹ nhưng công ty bảo hiểm chỉ bồi thường 238.