Nhưng mà Bố…

“Đi mà Bố.. Bố cho con đi nhé”, tôi đứng khoanh tay ngay trước chiếc ti vi cố thuyết phục Bố rằng tôi là người duy nhất ở trường không tham dự buổi dạ hội. Thật không may, Bố chẳng dễ dàng bị thuyết phục thay đổi quan niệm mà hai tuần trước đây ông đã nói rằng tôi còn chưa trưởng thành. Sau hai tiếng đồng hồ nài nỉ, tôi vẫn không thề đạt được mục đích. Chẳng mấy chốc, cuộc tranh luận lại trở thành một trận khẩu chiến khi tôi cứ tiếp tục lý sự bằng bất cứ lời biện minh nào vừa chợt nghĩ ra.

Bố chẳng mảy may xúc động trước những lời nài nỉ của tôi, ông vẫn chăm chú nhìn vào chiếc ti vi với chương trình Những Tuyệt Tác Thế Giới và Arnold Palmer đang nhắm vào gôn. Đấy là cách bố biểu lộ cho tôi biết rằng tôi sẽ chẳng bao giờ giành được kết quả, rằng chuyện của tôi đang bị bỏ qua. Tôi chẳng thích bị bỏ qua chút nào, tự nhiên, tôi cứ ngoan cố, và thế là tôi đã đẩy mọi việc đi quá trớn.

“Vậy thì còn ra cái thể thống gì nữa chứ?”, tôi nói với một cái giọng cáu kỉnh ngoài ý muốn.

Trong giây lát, Bố rời mắt khỏi trận gôn quay lại nhìn tôi. Tôi ngồi xuống chiếc đi-văng, vắt tréo chân, cố tạo ra vẻ bình tĩnh, chờ đợi câu trả lời của Bố. Nhưng Bố lại hướng mục tiêu trở lại phía anh chàng đang đánh gôn vào lỗ, đầu gật gù theo cú đánh, rồi mới hướng ánh mắt lạnh lùng như thép về phía tôi.

“Bố đã bảo không rồi mà, không nói chuyện này nữa”, giọng của bố vang rền trong phòng khách.

Trong cơn giận dữ vì bị xúc phạm, tôi lồng lên khi những lời cuối cùng của Bố cứa vào niềm kiêu hãnh đã bị tổn thường hoàn toàn của tôi:

“… này cô gái, nếu bố còn nghe một lời nào nữa về việc này thì con sẽ bị giam lỏng thêm tuần nữa đấy.”

Tôi nhìn ông với tất cả hận thù được dồn nén của một đứa trẻ mười lăm, vừa lao về phòng vừa hét lên: “Con ghét bố! ước gì bố chết cho rồi”.

Em gái tôi, Jody, đưa cho tôi tấm khăn giấy để tôi lau giòng nước mắt đang chảy tràn trên má khi tôi kể lại câu chuyện đã xảy ra cách đây hơn 20 năm.

“Cheryl, chị không bao giờ khước từ một cơ hội tranh cãi nào cả”, nó nói. Nhận thức của nó về thời thơ ấu của tôi càng dày vò tôi hơn khi nó tiếp tục nói cho tôi biết rằng câu chuyện mà tôi vừa nhớ lại, không phải là lần duy nhất Bố và tôi cãi nhau, về lũ con trai, về sự trưởng thành và về cuộc sống nói chung.

“Chị trông giống Bố, cách nói cũng giống Bố và hành động cũng y hệt như Bố, đặc biệt là khi muốn làm theo ý mình. Đó là lý do mà Mẹ vẫn thường gọi chị và Bố là những người Đức cứng đầu cứng cổ”.

“Ừ, thì cũng bởi vì Bố chẳng bao giờ thừa nhận là Bố sai cả.” Tôi cãi, vẫn còn cố biện minh cho bản chất hay lý sự của mình.

“Còn chị thì chẳng bao giờ thừa nhận là Bố đúng”, Mike, em trai tôi nãy giờ đang đứng dựa vào tường lắng nghe, nói xen vào. “Có lần, quá đau khổ vì một trận cãi cọ, Bố đã bảo rằng một ngày nào đó chị sẽ trở về với bố và thừa nhận rằng Bố đã đúng nhưng em cá là chị không bao giờ làm điều đó”.

Tôi nhìn xuống Bố đang nằm bất động trên chiếc giường bệnh viện. Bỗng dưng tôi cảm thấy một nỗi xót xa ân hận vì tôi chưa bao giờ xin lỗi Bố, vì tôi nhận ra rằng giờ đây đã quá muộn màng. Chẳng những không bao giờ tôi nói “Bố đúng rồi, Bố ơi,” mà tôi còn chưa bao giờ nói rằng “Con yêu Bố”. Tại sao tôi lại đợi đến ngày hôm nay tôi mới cảm thấy ân hận dường này? Jody, đang đứng phía bên kia giường bệnh của Bố, lặng lẽ nhìn tôi như thể em hiểu hết những gì tôi đang nghĩ. Nó là đứa em gái duy nhất, thế mà tôi chẳng bao giờ nói với nó một câu “Chị thương em” cả. Động từ “yêu thương” không phải là từ phổ biến trong gia đình tôi. Điều đó không có nghĩa là chúng tôi không yêu thương nhau, mà chỉ vì chúng tôi không bao giờ diễn đạt bằng lời. Vả lại, sự bộc phát của các tính khí và những ý kiến đối nghịch nhau là những chuyện hoàn toàn khác.

Theo Jody, tâm trạng tôi đang ở trong trạng thái tồi tệ nhất, vì vậy nó ngần ngại không muốn nói ra điều đó khi chúng tôi tiếp tục kể những câu chuyện về thời thơ ấu.

“Chị là người không bao giờ chịu sửa sai”, nó nói với một nét cười trong giọng nói.

“Chị đã phải tranh đầu để có thể được làm bất cứ điều gì”, tôi mỉm cười bác bỏ lời trêu chọc của nó.

Thật không dễ dàng gì khi phải làm một người chị cả, mặc dù Michael và tôi chỉ cách nhau có 11 tháng. Jody cách Michael 2 năm. Kế đến là Gus, tên thật của nó là Warren, nhưng biệt hiệu Gus đã gắn với nó kể từ khi nó lắp bắp những trọng âm đầu tiên: “Gu-Gu”

“Nhớ cái hồi mà mẹ mở cửa sau để gọi bốn đứa mình từ nhà hàng xóm về, mẹ gọi y như gọi một cái tên thật dài’ Tôi nói.

Mike bụm tay lên miệng cười khúc khích và kêu lên y như mẹ thường kêu: “Cheryl-michael-jo-gus”.

Chúng tôi ngả nghiêng cười khi nghe lại những âm thanh quen thuộc.

Cheryl, Michael, Jo và Gus. Bốn đứa chúng tôi tuổi gần kề nhau nên Mẹ thường gọi chúng tôi là những bậc thang; chúng tôi đã là những bậc thang trong mười ba năm, cho đến khi Chuck ra đời.

Bỗng dưng tôi thấy tiếc cho Chuck, em trai út của tôi, nó đang ngồi trong góc lắng nghe chúng tôi nói chuyện với nhau. Nó đã không có mặt trong những câu chuyện “người lớn” của chúng tôi. Những bậc thang đã trưởng thành và ra đời lập thân trong khi nó vẫn còn nhỏ. Nhưng tôi biết nó rất thích nghe những câu chuyện của chúng tôi. Nó cười khi nghe chuyện hồi đó Bố mẹ mua cho bốn đứa chúng tôi những chiếc xe đạp nhân dịp Lễ Phục Sinh; thế rồi đến cuối mùa hè, chỉ còn một chiềc sử dụng được vì Mike đã tháo trộm từng phần từ những chiếc xe của chúng tôi để lắp chiếc xe cho nó. Nó lắng nghe chúng tôi thuật lại chuyện chúng tôi gạt Jody đặt mua kem Tootie-Fruitie, chỉ khi chúng tôi phải giải thích rằng cái thời ấy xảy ra khá lâu trước khi kem Baskin Robbin 32 mùi trở nên khá bình dân như bây giờ, nó mới có thể cười theo.

Những chuyện ấy đã được kể không biết bao nhiêu lần khi chúng tôi sum họp cùng nhau. Nhiều năm trôi qua, những câu chuyện càng thêm phần chi tiết; nhưng không phải tất cả mọi chuyện đều tiếc hận như chuyện của tôi. E rằng chuyện của mình sẽ làm cho bầu không khí vốn ảm đạm lại thêm phân sầu não tôi cố đổi đề tài.

“Chị hy vọng Gus sẽ đến đây sớm” Tôi nói và liếc nhìn đồng hồ. “Nó đã rời Cincinnati hơn 4 tiếng đồng hồ rồi”

“Chị kể chuyện cái ngày đầu tiên anh Gus lên đồi đi học mẫu giáo đi chị”. Chuck nói khi băng ngang qua phòng để đến bên cạnh tôi.

“Chúng ta hãy đợi Gus đến đây đã”.Tôi nói và cười khúc khích, “Nó ghét nghe chuyện này lắm”

Một luồng không khí bỗng tràn vào phòng khi cô y tá đẩy cửa nhẹ nhàng bước vào và tiến về phía cuối giường bố nằm. Cô cầm tấm biểu đồ lên, liếc nhìn chiếc máy nối với cơ thể Bố, ghi một vài chữ. Thế rồi, cô khẽ mỉm cười với chúng tôi như thể cô có cảm giác chúng tôi không dễ chịu cho lắm với sự hiện diện của cô. Khi cô y tá rời phòng, Mike cầm tấm biểu đồ lên và nhìn như thể nó đang đọc một bảng chỉ dẫn bằng tiếng nước ngoài.

“Ở trong đó viết gì vậy?”, Jody hỏi

Mike nhún vai đặt tấm bảng vào chỗ cũ rồi nhìn Bố. Tôi nhìn theo ánh mắt của Mike, Bố với cơn bệnh tim đang thở một cách bất thường qua máy giúp thở mà bác sĩ đã gắn vào người bố cách đây bốn ngày. Phút chốc, chúng tôi lại chìm vào những suy nghĩ riêng tư. Tôi nhìn ngực Bố, dưới tấm khăn màu trắng, đang nhô lên hạ xuống một cách khó khăn. Thậm chí khi bơm oxy vào người, bố thở cũng rất khó nhọc. Thỉnh thoảng Bố lại khò khè như thể Bố đang giành lấy không khí, giành lấy sự sống.

Trên khuôn mặt vốn nhẵn nhụi của bố đã xuất hiện những đám râu lởm chởm trắng như tuyết. Màu trắng của râu cùng với mái tóc rối bời đã tạo cho bố vẻ bề ngoài già hơn nhiều so với tuổi 62. Tôi thầm nghĩ, lẽ ra Bố không phải ở đây. Lẽ ra Bố phải đang có mặt tại một trận gôn nào đó hoặc đang ở nhà tranh cãi với tôi. Lẽ ra Bố phải ở bất cứ một nơi nào đó, trừ nơi đây.

Bốn chúng tôi ở cạnh Bố gần một tiếng rưỡi. Chúng tôi thay phiên nhau nắm lấy tay Bố và trông chừng Bố. Đó là cách duy nhất chúng tôi giúp mẹ nghỉ ngơi. Bác sĩ nói rằng chỉ còn trong khoảnh khắc là tim Bố ngừng đập. Bốn ngày trước đây Bố bị đau nhói trong ngực, Bố bị lên cơn đau tim kịch phát lần thứ ba. Bây giờ thì Bố đang hôn mê.

Bác sĩ nói với chúng tôi tình trạng của Bố lần này không có hy vọng mấy, từ lúc 90 % các mạch máu trong người bố bị nghẽn. Nhưng Mẹ không muốn Bố cảm thấy cô đơn khi thức dậy. Dù không ai nói ra, nhưng tất cả chúng tôi đều biết Bố không bao giờ thức dậy nữa. Bố sắp ra đi vĩnh viễn, nhưng chúng tôi không muốn thừa nhận điều đó, vì vậy chúng tôi đứng cạnh giừờng Bố và kể cho nhau nghe những chuyện thời thơ ấu. Có ai đó nói rằng những người trong trạng thái hôn mê, cũng có thể nhận thức được xung quanh họ. Mặc dù không ai trong chúng tôi thật sự chắc chắn về điều đó nhưng chúng tôi vẫn cứ nói và kể chuyện nọ chuyện kia, cho đến khi từ chiếc máy dò tim phát ra âm thanh báo hiệu nỗi kinh hoàng của chúng tôi_ tim ngừng đập. Rất nhanh ngay sau đó căn phòng nhỏ bé bỗng chật ních các bác sĩ và y tá.

Một toán nhân viên bệnh viện bảo chúng tôi ra ngoài và đóng cửa lại. Vài phút trôi mà qua dài như hàng giờ, chúng tôi đứng xúm lại, chờ đợi, băn khoăn, cố níu giữ chút hy vọng cuối cùng.

Mẹ là người đầu tiên được các bác sĩ mời vào phòng sau khi họ tháo những chiếc ống dây cuối cùng ra khỏi người Bố. Thế rồi, từng người một, các anh, các chị và tôi bước vào phòng để nói lời vĩnh biệt.. Tôi nán lại bên thi hài của Bố. Căn phòng yên tĩnh quá. Không còn một âm thanh nào của các thiết bị cấp cứu hay những tiếng rì rầm của các cô y tá. Không còn tiếng cười đùa và cũng không còn chuyện gì để kể nữa. Tôi nghiêng người đặt chiếc hôn lên má Bố và thì thầm: “Con xin lỗi Bố. Con không bao giờ muốn Bố chết cả”.

Khuya đêm ấy, chúng tôi ngồi quây quần trong phòng Mẹ và bàn định về tang lễ. Nước mắt lăn dài trên má, tôi kể với mẹ về giây phút cuối cùng tôi vĩnh việt bố.

“Cheryl, con”, Mẹ nói, “Bố con chưa bao giờ có dịp để nói cho các con biết Bố đã tự hào về các con như thế nào. Nhưng những ngày gần đây, trước khi Bố bị bệnh, Bố đã ngồi trên chiếc ghế Bố hằng ưa thích và không nói chuyện gì khác ngoài chuyện các con của Bố. Các con là tất cả tài sản duy nhất mà bố có được trên đời này. Bố của con chưa bao giờ nói điều đó với các con, nhưng Bố rất yêu thương các con, yêu thương từng đứa một, theo mỗi cách đặc biệt riêng. Mẹ chắc rằng niềm ân hận duy nhất của Bố là Bố chưa bao giờ kể với các con điều đó”.

Chúng tôi an táng Bố vào ngày Chủ Nhật thứ hai của tháng Sáu _ Ngày Lễ Cha.

Vài ngày sau đám tang, đứa con trai 7 tuổi đến bên tôi nài nỉ được đi cắm trại với bạn bè. Sau khi tôi lặp lại lời từ chối, cậu bé nổi khùng lên, dậm chân thình thịch trở về phòng và đóng sầm cửa lại. Nhưng trước khi tôi nghe được tiếng la: “”Con ghét mẹ, con trông mẹ chết đi”, thoát ra khỏi buồng phổi của cậu bé thì trong đầu tôi đã vang lên những lời nói của Mẹ “Mẹ chắc rằng niềm ân hận duy nhất của Bố là Bố chưa bao giờ kể với các con điều đó”. Tôi nhẹ nhàng gõ của phòng ngủ của con, và thì thầm: “Mẹ rất yêu con, con trai ạ”.

Điều gì là thật sự quan trọng?

Cách đây vài năm, tại Đại hội Thể thao dành cho vận động viên khuyết tật tổ chức ở Seattle, có chín vận động viên xếp hàng tại vạch xuất phát để tham dự cuộc thi chạy ngắn 95 mét.

Mọi thứ rồi cũng sẽ qua

Một ngày nọ, Vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cận thần thân tín của mình. Vua bèn nói với ông: “Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc vòng để đeo trong ngày lễ Sukkot và ta cho ông sáu tháng để tìm thấy chiếc vòng đó.

Sự ra đời của một người mẹ

Đứa con đầu lòng của tôi, một cháu gái, ra đời ngày 27-7-2002. Tôi cứ tưởng rằng mình đã chuẩn bị sẵn sàng để sinh cháu.

Nhìn qua khung cửa sổ

Một đôi vợ chồng trẻ vừa đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc hai vợ chồng ăn điểm tâm, người vợ thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi.

Chiếc lá hoàn mỹ

Ngày xưa, có một vị đại sư muốn chọn một đệ tử làm người nối dõi. Một hôm, ông bảo hai đệ tử rằng: “Các con hãy ra ngoài và chọn về đây cho ta một chiếc lá đẹp nhất, hoàn mỹ nhất.

Hãy thử một cách khác

“Bạn đang tạo nên chiếc bẫy cho chính mình nếu cứ mãi khóa chặt mình trong một lối suy nghĩ duy nhất mà không thử tìm một cách khác”

“Hành động” và “ý định”

Mùa đông năm 1990, tôi được mời lên thủ đô để xuất hiện trong một show nói chuyện trên truyền hình. Vào cuối ngày trước ngày thu hình, khi đang chạy xe về khách sạn tôi đã trông thấy một điều…

Thêm một ngày con ở bên mọi người...

Ben chào đời ngày 20 tháng 9 năm 1989. Không lâu sau khi sinh Ben, vợ chồng tôi được các bác sĩ thông báo rằng cháu bị mù và điếc bẩm sinh. Đến năm Ben lên ba, chúng tôi còn biết thêm là cháu không thể đi lại được.

Hãy buộc một dải ruy băng lên cây sồi già

Nước Mỹ. Năm 1971.