Ông Nam Cường

Ông Nam Cường

Vào thời ấy chẳng rõ là thời nào, ở làng Quần-anh có một người phù thuỷ có nhiều phép thuật lạ lùng. Thường mỗi lần nằm ngủ, ông ngủ liền ba ngày ba đêm, tiếng ngáy như sấm. Tỉnh dậy một cái, người nhà đã thấy ông lật đật ra đi, không ai rõ là đi đâu.

Cũng thời kì này, nhiều nơi trong nước nổi lên đánh phù phá thành làm cho quân đội của triều đình phải đi dẹp luôn năm không nghỉ. Hành tung của ông phù thuỷ rất bí mật. Tuy nhiên, cũng có lúc vào khoảng nửa đêm, người ta nhìn ra ngoài đồng thấy âm binh của ông thao diễn rất đông mà ông là tướng cưỡi ngựa chỉ huy. Bên cạnh đó có ngọn cờ to tướng đề hai chữ "Nam cường" nghĩa là nước Nam mạnh. Bởi vậy, người ta quen gọi ông là Nam Cường.

Nam Cường hay đánh bạc, mà đánh đâu được đấy. Mỗi lần đánh, ông thường vét cả bàn. Số tiền được, không mấy khi ông đưa về nhà mà phân phát ngay cho những người nghèo ở chợ. Bởi vậy ông đi đến đâu người vây lấy ông đến đấy.

Một hôm ông đi đến chợ huyện. Ngày ấy đói kém, người ăn xin kéo nhau đi từng đoàn. Ông ghé vào một quán rượu đã thấy động đặc những người vây lấy mình. Trong đãy của Nam Cường bấy giờ không còn một đồng một chữ. Ông chợt thấy trong nhà trong, bên mâm rượu có lão lý trưởng đang ăn uống nhồm nhoàm. Hắn mới đi thu thuế về. Bên người hắn có một đãy đầy căng những tiền. Bỗng chốc Nam Cường đứng dậy bảo chủ quán:

- Phiền chủ quán cho xin một ít trấu.

Chủ quán chỉ vào bếp. Nam Cường đi vào xúc đầy đãy của mình rồi trở ra nhà ngoài dằn mạnh đãy lên chõng. Ông dằn sấp dằn ngửa năm lần bảy lượt, lần cuối cùng đã thấy tiếng kêu loẻng xoẻng. Ông cười khà khà vẫy tay bảo những người ăn xin đến gần mình, rồi thò tay vào bốc ra từng nắm tiền phân phát cho họ.

Đồng tiền cuối cùng vừa cho xong, Nam Cường cũng ung dung đi ra khỏi quán. Khi lão lý trưởng ăn xong và cất đãy lên vai, hắn hết sức ngạc nhiên thấy đãy vẫn căng phồng nhưng không nặng một tý nào cả. Mở ra, hắn thấy đầy một đãy trấu. Mặt như chàm đổ, hắn hốt hoảng chạy đi tìm thì Nam Cường đã biến mất đằng nào rồi.

Tiếng đồn về Nam Cường ngày một lan rộng. Những vụ phát tiền bất ngờ cho những người dân nghèo rất mong ngóng ông, coi ông như một vị cứu tinh. Nhưng ngược lại, bọn quan lại to nhỏ cũng rình ông như cáo rình gà mong lập công với triều đình.

Một hôm, đang lúc ông vơ tiền trên chiếu bạc thì tự nhiên thấy bốn mặt gươm giáo chĩa vào người. Bọn đầu trâu mặt ngựa xông đến rất đột ngột khiến ông không tài nào xoay trở, đành để cho chúng bắt. Sợ ông có phép xuất quỷ nhập thần, chúng mang đến một cái áo quan, bỏ ông vào, đóng nắp lại, chỉ dùi cho một lỗ để thở. Nhưng lúc khiêng về phủ, lính mở nắp áo quan ra thì không ngờ đó là một cái áo quan rỗng, chỉ còn mấy bãi nước trầu, dấu vết của phạm nhân để lại.

Quan phủ bị tẽn, giận sôi cả người. Hắn cho mời một đạo sĩ nhờ luyện cho mình một thứ bùa phép để quyết bắt cho được Nam Cường. Mấy tháng sau, được tin báo, hắn lại mật sai lính đến vây bắt. Nhưng khi chúng vào, đã thấy nhà ông vắng teo, cửa ngõ mở toang. Lính sục sạo mãi không thấy gì cả. Sau cùng chúng nghe ở ruộng lúa sau nhà có tiếng thở phì phào, chú ý nhìn xem thì chả thấy bóng người, chỉ thấy có một cây đòng đòng to gấp ba các cây đòng đòng khác. Biết đó là nơi Nam Cường ẩn, chúng bèn dùng chỉ ngũ sắc trói cả cụm lúa lại rồi nhổ lên đưa về phủ. Dọc đường chúng vẫn nghe tiếng thở phát ra từ bụi lúa nên rất yên tâm, chắc chuyến này sẽ được hậu thưởng. Bọn quan lại nghe nói bắt được Nam Cường hí hửng đến xem mặt. Nhưng khi sợ chỉ ngũ sắc vừa tháo, ông đã từ trong bụi lúa hiện nguyên hình nhảy vọt ra, chửi cho bọn chúng một thôi một rồi rồi biến mất.

Hai lần bị tưng hửng, bọn chúng nghĩ ra được một kế thâm độc là bắt vợ để truy chồng. Lần thứ ba, sau khi mật báo có Nam Cường mới trốn về nhà, bọn chúng cho rất nhiều quân lính và cả một lão đạo sĩ cao tay kéo về, quyết bắt kì được. Chúng ập đến nhà ông lúc mờ sáng. Nam Cường biết được mưu mô của chúng nên khi chúng sắp đến, ông đã kịp biến vợ thành một người bé bằng ngón tay, đem đút lên một ống tre sau mái nhà. Còn mình thì chạy vội ra sông.

Cũng như mọi lần, bọn lính sục sạo khắp xó vườn góc bếp. Nhờ có lão đạo sĩ nên một lúc sau chúng khám phá ra được trên ống tre sau mái nhà có thò ra một tí dải yếm. Chúng cầm lôi ra, người vợ Nam Cường lại trở nguyên hình. Chúng tra hỏi:

- Chồng mày đâu?

Hỏi đến mấy lần, người đàn bà vẫn lắc đầu nói rằng không biết. Sau cùng chúng phải giở lối "kìm nóng, kìm nguội", người đàn bà yếu đuối không thể chịu nổi mới thú thực:

- Chồng tôi hiện ở ngã ba sông trước nhà, trong một con ốc!

Nghe nói thế, bọn quan bèn sai lính đắp chặn ba phía sông lại rồi mới ra sức tát cạn. Nhờ có lão đạo sĩ, chúng bắt được một con ốc rất to, đập vỏ ốc ra quả bắt được Nam Cường

Lọ nước thần - Ai mua hành tôi

Ngày xưa có một anh chàng trẻ tuổi chưa có vợ, sống bằng nghề làm ruộng. Một ngày nọ anh xách búa lên rừng đốn củi. Trong khi đang lúi húi chặt cây, anh trông thấy một con quạ tha một con chim sẻ...

Người cưới ma

Ngày xưa có một anh đồ họ Lê, nhà nghèo khó, phải bỏ đi các nơi làm nghề gõ đầu trẻ. Về sau anh được một phú ông một làng nọ đón về “ngồi” ở nhà để cho con khỏi đi học xa...

Rạch đùi giấu ngọc

Ngày xưa, một ông vua nước ngoài có một viên ngọc vô cùng quý giá. Viên ngọc có hai điều lạ, một là cầm trên tay tưởng chừng rất nhẹ, thế nhưng đặt vào đâu thì ở đấy nặng trĩu...

Chử Đồng Tử và Tiên Dung

Thời Hùng Vương thứ ba có một người con gái nhan sắc như tiên, đặt tên là Tiên Dung. Tiên Dung rất đẹp, song tự nguyện không lấy chồng, chỉ ham thích phong cảnh, thường đi du lịch khắp nơi trong nước...

Miếng trầu kỳ diệu

Ngày xưa, có một anh học trò tầm thường tên là Hồ Sinh. Gia tư của hắn cũng không lấy gì làm thiếu thốn, nhưng ngày đêm, hắn chỉ những mong muốn một chút danh phận...

Bụng làm dạ chịu

Ngày xưa, có một anh chàng vô công rồi nghề, ngày ngày chỉ biết ăn bám vợ và khoác lác. Người vợ rất lấy làm bực mình vì phải nai lưng ra làm nuôi chồng và ba đứa con...

Âm dương giao chiến

Ngày ấy, có một trận mưa lụt rất dữ dội, khúc đê ở xã Thọ-triền bị vỡ, mùa màng hư hại, nhà cửa, súc vật trôi nổi theo dòng nước bạc...

Sự tích Trầu Cau

Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh, ai là em...

Sự tích con thạch sùng

Ngày trước, ở vùng nọ có đôi vợ chồng Thạch Sùng, gia đình vốn nghèo khó. Họ cùng nhau sống chui sống lủi ở túp lều ngay gần chợ để xin ăn cho qua ngày...