Ông Ồ

Ngày xưa ở cửa Sót thuộc Hà-tĩnh có một người làng chài có sức khỏe hơn đời. Ông ta làm việc gấp đôi gấp ba người thường, sức ăn mỗi bữa có thể hết một nồi mười cơm. Nghề vật thì rất giỏi, những tay đô vật trong vùng đều hàng phục. Ông ta vẫn lấy thế làm kiêu hãnh.

Nghe tiếng đồn về một người kẻ Ngật tên là ông Ồ có sức khỏe đặc biệt, nên ông có ý muốn tìm đến đọ tài một phen. Nghĩ vậy, một hôm ông quảy hai chum kiệu nước mắm tìm đường đến kẻ Ngật để nhân bán nước mắm dò hỏi cho ra ông Ồ, xem thử mặt mũi thế nào.

Ông đến kẻ Ngật thì trời vừa trưa. Thấy có một ông già đang cày ruộng bên đường, ông bèn dừng lại hỏi thăm:

- Cụ làm ơn chỉ giúp đường vào nhà ông Ồ.

Ông già đáp:

- Chính tôi là ông Ồ đây, ông muốn hỏi việc gì?

Khách chưa biết ông Ồ là người thế nào nên không muốn nói vội mục đích của mình là thi tài, chỉ đáp:

- Tôi nghe tiếng nên muốn đến làm quen.

- Ông chịu khó chờ một tý, ông già đáp, chỉ còn vài dường cày nữa là xong, tôi sẽ đưa ông về nhà chơi!

Nói rồi ông già giục trâu cày nhanh. Người làng chài đặt gánh bên vệ đường chờ.

Bỗng nghe "rắc" một tiếng, nhìn lại thì ra cái náp[5] cày bị gãy, người làng chài nghĩ bụng:

- "Thôi gãy náp rồi, thế nào ông này cũng phải về thôi!". Nhưng ông ta lấy làm ngạc nhiên khi thấy ông Ô thò ngón tay trỏ của mình vào chỗ vẫn xỏ cái náp để thế cho cái náp, rồi giục trâu đi như không có việc gì xảy ra. Người làng chài chột dạ, nghĩ bụng:

- "Trời ôi! Ông này phải là xương đồng da sắt thì mới dám dùng ngón tay thay cho cái náp".

Sau khi cày xong, người làng chài thấy ông Ồ thôi cày, tháo ách cho trâu nghỉ, rồi rửa cày đưa lên bờ ruộng. Bỗng lại thấy ông Ồ xuống ruộng dùng hai cánh tay nhấc bổng trâu lên khỏa chân trâu mấy cái ở vũng nước cho sạch bùn rồi bỏ lên bờ. Ông kia thấy vậy từ chột dạ đến kinh ngạc, nhưng vẫn nghĩ bụng:

- "Nhấc bổng trâu như vậy chưa chắc đã là khỏe". Nghĩ vậy, không hỏi gì thêm, ông ta chỉ lẳng lặng quảy hai chum kiệu theo ông già về xóm.

Ông Ồ đưa khách về đến nhà rồi nói:

- "Chẳng mấy khi ông quá bộ tới chơi, mời ông ở lại ăn cơm với chúng tôi".

Đoạn, ông lấy chiếc bung ra bắc lên bếp, đổ gạo vào rồi đi nhóm lửa. Một đứa cháu của ông đang ngủ bỗng thức dậy khóc ré lên, ông phải chạy lại ẵm cháu rồi bảo khách:

- Trong nhà hết mất củi, ngoài góc vườn đàng Đông có một gốc tre khô, nay tôi bận thằng cháu, phiền ông ra lôi nó vào đây ta đun.

Khách đi ra được một lát lại trở vào mượn cái thuổng để xắn gốc tre. Ông Ồ nói:

- Thằng con tôi nó mang đi làm chưa về. Cái gốc tre khô ấy cũng dễ nhổ thôi?

Nói đoạn ông chạy ra vườn, một tay vẫn bế cháu, một tay lay gốc tre khô chỉ vài lần là đã bật gốc. Đến đây khách từ kinh ngạc đến thán phục, nhưng vẫn không nói gì.

Cơm vừa chín, ông Ồ đặt mâm, dọn cà mắm và mời khách ăn thực tình cho. Người làng chài cố nuốt lắm mới hết một phần ba bung cơm. Nhưng ông ta lấy làm kinh ngạc khi thấy chủ nhân cứ ngồi tỳ tỳ chén hết số cơm còn lại trong bung mà coi bộ vẫn còn thòm thèm.

Ăn xong, chủ khách ngồi uống nước. Ông Ồ lúc này mới hỏi khách:

- Chẳng hay ông đến gặp tôi có việc gì?

Người làng chài không còn dám nói ý định của mình trước đây nữa, chỉ múc ra một vò nước mắm và nói:

- Tôi nghe tiếng ông khỏe nên mang đến tặng ông một vò nước mắm làm quen.

Rồi đó người làng chài quảy hai chum kiệu đi thẳng[6].


Chú thích

[1] Mét: một loại tre lớn.

[2] Theo lời kể của người Hà-tĩnh.

[3] Theo lời kể của người Phú-thọ. Hiện nay ở gần vực (xã Thượng nông, Vĩnh-phú) có miếu ông Hộ.

[4] Của Nguyễn Khắc Xương.

[5] Náp: miếng gỗ hay tre như cái chốt dùng để điều chỉnh cày sâu hay cạn. Ở Bắc-bộ gọi là "cá cày".

[6] Theo lời kể của người Hà- tĩnh.

Sự tích hồ Gươm

Vào thời ấy, giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam. Chúng coi dân ta như cỏ rác, thi hành nhiều điều bạo ngược làm cho thiên hạ căm giận đến tận xương tủy...

Thần giữ của

Ngày xưa ở vạn Lai-triều thuộc trấn Sơn-nam có một người lái buôn nước ngoài sang ta sinh cơ lập nghiệp. Sau mấy chục năm nhờ có mánh khóe tích trữ: buôn lúc đầu mùa, bán khi giáp hạt, lãi mẹ đẻ lãi con, hắn trở nên giàu có lớn...

Vua heo

Ngày xửa ngày xưa có một cậu bé mồ côi, quần áo rách rưới lang thang đi ăn xin khắp nơi, có lần đến ngôi làng nọ, có một người thấy cậu cũng nhanh nhẹn bèn mang cậu về nhà nuôi để sai vặt...

Nợ duyên trong mộng

Ngày xưa ở động Sơn-la thuộc Hưng-hóa có một chàng trẻ tuổi tên là Chu sinh. Bố mẹ mất sớm, chàng được chú đưa về nuôi cho ăn học. Nhưng người chú yêu dấu cháu bao nhiêu thì người thím lại ghét bỏ bấy nhiêu...

Cường Bạo đại vương

Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trẻ tuổi làm nghề mò tôm bắt cá tại vùng sông Bồi. Tuy quanh năm chỉ che thân một mảnh khố rách, chui rúc trong một túp lều ven sông, nhưng anh vẫn vui vẻ làm ăn, miệng luôn ca hát...

Lọ nước thần - Ai mua hành tôi

Ngày xưa có một anh chàng trẻ tuổi chưa có vợ, sống bằng nghề làm ruộng. Một ngày nọ anh xách búa lên rừng đốn củi. Trong khi đang lúi húi chặt cây, anh trông thấy một con quạ tha một con chim sẻ...

Truyện cổ tích Cây Khế

Xưa có một gia đình nọ, người cha và người mẹ mất sớm để lại hai anh em sống với nhau. Người anh thì bản tính tham lam ích kỉ, người em thì ngược lại hiền lành chất phác và luôn biết nhường nhịn...

Sự tích chú cuội cây đa

Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như lệ thường, Cuội vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi đến gần một con suối nhỏ, Cuội bỗng giật mình trông thấy một cái hang cọp...

Truyện cổ tích Tấm Cám

Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị tên là Tấm, em tên là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, sau đó mấy năm cha Tấm cũng qua đời, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám...