Phải, bạn có thể!

16 cuộc phẫu thuật sau tai nạn xe hơi đã làm Mitchell có một cơ thể bị phỏng hơn 60%, không thể nhấc dù chỉ là muỗng thức ăn, không thể quay số điện thoại hay đi vào nhà tắm mà không có người giúp.

Nhưng Mitchell, nguyên là lính thuỷ, không bao giờ tin là mình đã bị đánh bại. “Tôi phải chịu trách nhiệm về con tàu của mình”, – ông nói – “Nó là sự thành bại của tôi. Tôi có thế như là khởi đầu lại từ điểm xuất phát”.

Sáu tháng sau, ông đã lái máy bay được. Mitchell mua một căn nhà lớn tại Colorado, vài mảnh đất, một chiếc máy bay và một quán bar. Sau đó kết hợp với hai người bạn, ông mở một công ty sản xuất đồ gốm với số nhân công lớn thứ nhì Vermont.

Và bốn năm sau ngày bị tai xe hơi, cái máy bay mà Mitchell lái đã bị rớt xuống đường băng khi vừa cất cánh làm ông gãy 12 đốt xương sống vùng ngực và liệt hẳn nửa người bên dưới. “Tôi không hiểu chuyện quái quỉ gì đã xảy ra. Tôi đã làm gì mà phải lãnh kết quả như vậy?”.

Nhưng rồi không nản lòng, Mitchell tập luyện ngày đêm để có thể lấy lại được sự độc lập cho mình càng nhiều càng tốt. Ông được bầu làm thị trưởng của Crested Butte, Colorado, để đấu tranh giữ cho thành phố thoát khỏi nguy cơ bị ô nhiễm bởi một mỏ quặng sắp được khai thác. Mitchell còn ứng cử vài quốc hội, chuyển cái vẻ bề ngoài khó coi của ông thành một sức mạnh qua khẩu hiệu: “Not just another pretty face” (Không chỉ là một khuôn mặt xinh đẹp).

Mặc cho vẻ bề ngoài khó coi và khả năng hoạt động giới hạn, Mitchell vẫn tham gia đi hè, yêu và lập gia đình, lấy được bằng cao học về công tác xã hội và tiếp tục bay, tích cực bảo vệ môi trường và diễn thuyết.

Tinh thần mạnh mẽ tích cực của Mitchell đã làm ông được mời lên truyền hình trong “Chương trình hôm nay” và “Chào nước Mỹ”. Nhiều bài viết về ông đã được đăng trong các báo, tạp chí như Parade, Times, The New York Times…

“Trước khi bị tai nạn tôi có thể làm được 10.000 việc, bây giờ chỉ còn 9.000 thôi. Tôi có thể cứ nghĩ đến 1.000 điều bị mất hay tập trung vào 9.000 điều tôi còn? Tôi biết mình phải làm gì. Tôi vẫn nói với mọi người rằng tôi đã lãnh hai cú đập của số phận. Nhưng tôi đã không dùng điều đó để bào chữa cho sự đào ngũ. Những kinh nghiệm đau đớn đã có thể được nhìn với một góc độ mới. Nhìn một cách toàn diện hơn, tôi có thể nói cũng không tệ lắm”.

Xin nhớ rằng: “Điều quan trọng không phải là điều xảy ra với bạn mà là điều bạn làm sau đó”.

Mất xe

Nhà có hai chiếc xe đạp. Mẹ đi dạy hàng ngày phải chạy một chiếc.

Lời dặn của cha

Con ơi! Con nên nhớ những khi gặp những người già nua, những kẻ nghèo khó, những người đàn bà dắt trẻ thơ, những kẻ tàn tật, những người khuân vác nặng nề, những người đầu tang tóc rối, con phải nhường bước...

Thêm một ngày con ở bên mọi người...

Ben chào đời ngày 20 tháng 9 năm 1989. Không lâu sau khi sinh Ben, vợ chồng tôi được các bác sĩ thông báo rằng cháu bị mù và điếc bẩm sinh. Đến năm Ben lên ba, chúng tôi còn biết thêm là cháu không thể đi lại được.

Sức mạnh của sự tập trung

Ở một vùng quê nọ, có hai cha con một nhà trồng hoa đang sinh sống trong một khu vườn rộng lớn. Người cha chăm chỉ, yêu lao động và được cả xã hội công nhận về thành công trong lĩnh vực trồng hoa.

Cổ tích loài bướm

Thuở nhỏ, khi nhìn thấy những con bướm đêm màu nâu đất, tôi vừa ghét vừa sợ vì chúng quá xấu xí, không như những chú bướm có màu sắc rực rỡ khác. Cho đến một ngày, tôi đã thay đổi suy nghĩ khi nghe câu chuyện sau:

Giấy chứng nhận

Trên đoàn tàu, cô soát vé hết sức xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi đi làm thuê.

Quà tặng dành cho trái tim tan vỡ

Đi học về, bé Sussie 6 tuổi thấy mẹ đang bận rộn trong bếp, em lại gần và hỏi: - Con chào mẹ, mẹ đang làm gì đó?

Cái bình nứt

Người Ấn Độ thường dùng hai cái bình lớn để gánh nước từ suối trở về nhà. Một trong hai cái bình này bị nứt và khi về đến nhà, nước trong bình đã bị vơi đi một nửa.

Tam giác liêm khiết

Đối với ông bà nội của tôi, người ta hoặc là sống trung thực hoặc là không. Ông bà đã cho gắn lên tường phòng khách câu châm ngôn sau đây: “Cuộc đời như một cánh đồng phủ đầy tuyết mới; mỗi bước chân của ta sẽ lộ ra con đường ta đi”.