Sự thích nghi

Có một chú ếch được thả vào một cái nồi nước lạnh. Cái nồi nước đó không hề đậy vung và rồi được để lên một cái bếp.

Ban đầu, nước vẫn còn lạnh thì chú ta không hề có phản ứng gì. Sau đó, nước cứ từ từ ấm dần lên, nhưng chú ta không hề để ý được đến điều đó. Tại sao ư? Tại vì nhiệt độ của nồi nước tăng lên từ từ và khiến chú ta quen với điều đó.

Càng về sau, nồi nước càng tăng nhiệt độ, nhưng chú ếch vẫn không hề để ý đến điều đó vì nhiệt độ chỉ tăng từ từ mà thôi.

Đến khi nước sôi thì chú ta mới bắt đầu cảm thấy không thoải mái, nhưng lúc này đã muộn rồi. Chú ếch đã được luộc trong nồi nước đó.

Đây là một câu chuyện kinh điển về sự thay đổi. Vì nồi nước cứ nóng dần dần khiến chú ếch không hề để ý đến và cuối cùng là bị chết trong nồi nước sôi. Giả sử, nếu thả chú ếch đó vào nồi nước khi nước đã nóng rồi và cũng không đậy vung thì chắc hẳn chú ếch sẽ cố mà nhảy ra cho được.

Cuộc sống con người cũng thế. Chúng ta đã quen với những việc thường ngày đã xảy ra và không hề muốn thay đổi, hay thậm chí sợ sự thay đổi, sợ tiếp nhận cái mới. Nhưng thực tế thì cuộc sống của chúng ta thay đổi hàng ngày và nếu chúng ta không chú ý đến thì cũng lại đã quá muộn.

Còn khi đối diện với một sự thay đổi rõ rệt thì khi đó ta cuống lên, ta sợ. Liệu khi đó ta có thể đối diện được với sự thay đổi hay không? Ta có thể chấp nhận sự thay đổi hay không? Khi đó có là quá muộn không?

Hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng cho mọi sự thay đổi.
Hãy nhìn nhận cẩn thận mọi thứ đang diễn ra xung quanh mình.
Hãy đối diện và chấp nhận những thay đổi đang diễn ra để bản thân thay đổi theo nó cho phù hợp.

Lời hứa từ trái tim

Năm 1989, 1 trận động đất 8,2 độ Richter gần như san bằng Armenia, làm hơn 30.000 người chết trong vòng 4 phút.

Nói bởi trái tim

Tôi đang đi tới quán cà phê, suy nghĩ lung tung về những công việc ở cơ quan mình vừa làm xong và lớp học chuyên môn buổi chiều mà tôi giảng dạy, thì bỗng thấy có ai đó đập nhẹ vào tay. Tôi dừng: không có ai cả.

Người mặt sạch và người mặt bẩn, ai sẽ đi rửa mặt?

Một giáo sĩ kiểm tra trí tuệ của người thanh niên, và đưa ra các câu hỏi. Giáo sĩ hỏi người thanh niên: Có hai người đàn ông leo ra khỏi một ống khói, một người khuôn mặt còn sạch sẽ, người kia thì nhem nhuốc đen đúa. Ai sẽ đi rửa mặt?

Chiếc phong bì nhân ái

Đó chỉ là chiếc phong bì nhỏ, lấp ló giữa các nhánh thông vào mỗi dịp Giáng Sinh đến nay đã 10 năm rồi.

Con bướm màu hồng

Năm bố học lớp 2 có một lần bố thấy một con bướm trong nhà bếp. Đấy không phải là lần đầu bố gặp một con ong, một con bướm hay một con chuồn chuồn bay lạc vào nhà.

Bobsy

Người mẹ trẻ 26 tuổi nhìn xuống đứa con đang bị bệnh bạch cầu đến giai đoạn chót. Mặc dù trái tim người mẹ tràn ngập đau khổ, cô vẫn có sự quả quyết mạnh mẽ.

Tại sao phải nản lòng

– Một ngày nọ, khi đang lái xe về nhà sau giờ tan tầm, tôi dừng lại ở công viên gần nhà để vào xem trận đấu bóng chày tranh giải địa phương. Vừa ngồi xuống băng ghế cạnh sân bóng, tôi hỏi một trong những cậu bé đang có mặt ở đó về tỉ số của trận đấu.

Dễ và khó

Dễ là khi bạn có một chỗ trong sổ địa chỉ của một người, nhưng khó là khi bạn tìm được một chỗ trong trái tim của người đó.

Cái Gương

Không ai hiểu tại sao nó không còn có ở đấy nữa. Sáng nào khi lên cơ quan, khi bước vào thang máy, tôi đều nhìn vào nó.