Sự tích câu nói "Con gà cục tác lá chanh..."

Xưa có một nhà thật giàu có, ruộng nhiều, trâu bò lắm. Phải một hôm đến hơn mười con vừa trâu vừa bò lạc đi đâu mất cả. Sau nhờ bà con láng giềng lùng đi tìm mãi mới lại thấy đủ.

Cảm cái ơn to ấy, hai vợ chồng bàn nhau rằng:

- Của ta đã mất lại tìm thấy là nhờ lòng tử tế của bà con xóm giềng cả.

Vậy giờ ta phải thịt một con Gà, một con Lợn và một con Chó, rồi mời những ai đã giúp ta đến cơm rượu cho thật no say.

Hai vợ chồng bàn xong đi ngủ. Đêm nằm thấy ông tổ hiện lên báo mộng rằng:

- Tao nghe chúng mày định một bữa mai giết hại những ba con vật. Tao sợ chúng mày làm điều thất đức. Vậy chúng mày mà giết chúng nó, thì phải hóa kiếp cho chúng nó, rồi trong nhà mới yên lành được.

Vợ chồng nghe nói, kêu với ông tổ rằng:

- Chúng con dương gian mắt thịt, không biết làm cái gì để hóa kiếp cho chúng nó. Xin cụ dạy cho...

Ông tổ bảo rằng:

- Hễ khi làm thịt gà thì phải hái lá chanh, khi làm thịt lợn thì phải thái củ hành, khi làm thịt chó thì phải giã củ riềng, mà cho thêm vào, thì hồn các con vật ấy mới hóa được.

Hai vợ chồng vâng vâng dạ dạ.

Mà khi ông tổ nói, con Gà, con Lợn, con Chó, ba con đều nghe thấy tiếng, biết mình không sao tránh khỏi chết, cũng đành vậy. Nhưng ba con chỉ sợ chủ nhà quên điều ông tổ dặn các thứ phải gia thêm vào thịt cho mau hóa kiếp, nên mới sáng tinh sương, ba con đều ùa nhau kêu ầm lên:

Gà thì: Cục tác lá chanh.

Lợn thì ủn ỉn: Mua hành cho tôi.

Chó thì khóc đứng khóc ngồi: Mẹ ơi, mẹ hỡi, mua tôi đồng riềng.

Vì chuyện này mà từ đó ta ăn gà, phải có lá chanh, ăn lợn phải có hành, ăn chó phải có riềng thì ăn mới ngon mà cũng tức là để chóng hóa kiếp cho ba con vật rất có ích cho ta vậy.

Bò béo bò gầy

Ngày ấy vào thời vua Lê chúa Trịnh có hai vợ chồng một người nho sinh họ Lê. Nhân ngày cuối năm dắt nhau về thăm quê quán trong thành...

Duyên nợ tái sinh

Ngày xưa, có một anh học trò trẻ tuổi nhà nghèo xơ nghèo xác. Vì có cha mẹ già, anh phải lang thang đây đó làm nghề gõ đầu trẻ để nuôi thân và nuôi cha mẹ. Mãi về sau, anh được một phú ông ở một làng nọ mời về "ngồi" tại nhà...

Thần giữ của

Ngày xưa ở vạn Lai-triều thuộc trấn Sơn-nam có một người lái buôn nước ngoài sang ta sinh cơ lập nghiệp. Sau mấy chục năm nhờ có mánh khóe tích trữ: buôn lúc đầu mùa, bán khi giáp hạt, lãi mẹ đẻ lãi con, hắn trở nên giàu có lớn...

Trạng nguyên Giáp Hải

Trạng nguyên Giáp Hải là một nhân vật lịch sử có thật thời nhà Mạc, được ghi chép trong Đại việt sử ký toàn thư. Tuy xuất thân nghèo khổ, nhưng sự kiên trì học tập và tài năng của ông đã được lịch sử ghi nhận và lưu truyền trong dân gian...

Con ma báo thù

Ngày xưa ở Gia-định có một tên cướp lợi hại bị bắt và kết án tử hình. Trong ngục, hắn ta bảo người nhà đem hậu lễ đến chạy chọt với tên quan án để mong quan cố tìm cách cứu hắn thoát chết...

Ba lưỡi rìu

Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, cha mẹ anh bệnh nặng nên qua đời sớm, anh phải sống mồ côi cha mẹ từ nhỏ và tài sản của anh chỉ có một chiếc rìu. Hàng ngày anh phải xách rìu vào rừng để đốn củi bán để lấy tiền kiếm sống qua ngày...

Vua heo

Ngày xửa ngày xưa có một cậu bé mồ côi, quần áo rách rưới lang thang đi ăn xin khắp nơi, có lần đến ngôi làng nọ, có một người thấy cậu cũng nhanh nhẹn bèn mang cậu về nhà nuôi để sai vặt...

Người cưới ma

Ngày xưa có một anh đồ họ Lê, nhà nghèo khó, phải bỏ đi các nơi làm nghề gõ đầu trẻ. Về sau anh được một phú ông một làng nọ đón về “ngồi” ở nhà để cho con khỏi đi học xa...

Bốn người bạn

Xưa có bốn người bạn, mỗi người quê quán một phương. Vì thuở trẻ cùng học với nhau một thầy, nên họ có dịp sống chung với nhau lâu ngày, rồi dần dần trở nên những người bạn nối khố. Về sau lớn lên, họ lại từ giã thầy, mỗi người làm ăn một ngả...