Sự tích con hổ

Ngày xưa có một gia đình rất đông con, quanh năm vất vả với nương rẫy. Trồng lúa, tỉa ngô hàng năm cũng không đủ cơm ăn, đến nỗi ăn rau rừng không kịp mọc, ăn măng rừng đến nỗi không kịp nhú khỏi mặt đất, phát rẫy to sáu bảy quả đồi cũng không đủ lúa ngô nuôi con ăn, đến nỗi không còn lúa giống.

Một hôm người cha lên rừng thăm bẫy, đến chỗ đặt bẫy, ông thấy cây cối ngả nghiêng, đất đá xới tung lên như một vũng nước trâu tắm. Ông quan sát kỹ nhưng chẳng thấy con thú nào cả, ông nhìn ngược nhìn xuôi mới phát hiện là cần bẫy của mình bị gẫy, ông lần theo dấu vết con thú kéo cần bẫy đi. Từ đồi này qua đồi nọ, từ suối này qua suối khác, ông đã đi hết cả ngày rồi nhưng tìm vẫn chưa thấy. Bụng đã đói, ông mệt lả vác cây giáo cũng không nổi. Nhưng ông vẫn kiên quyết phải lần theo bằng được con thú này.

Ông ta lần theo dấu vết tới một nơi rừng sâu, um tùm cây lá thì tự nhiên dấu vết không còn thấy nữa. Ông ta lùng sục khắp khu rừng đó, tới cạnh một trảng cỏ chỉ bằng cái rẫy nhỏ thôi. Giữa trảng cỏ có một bụi lúa dại đang chín vàng ươm như lúa mình trồng ngoài rẫy, đếm lên đếm xuống, đếm tới đếm lui chỉ có 7 bụi. Ông ta vội vàng lấy túi đeo của mình tuốt hết 7 bụi lúa vừa đầy túi đeo, ông vội vã đi về.

Đeo túi lúa đi về, nửa mừng vì có thêm một túi lúa giống, nửa lo âu suy nghĩ trong đầu, con thú dính bẫy của mình là con gì. Trên đường về ông bốc một nắm lúa, cắn từng hạt bỏ vỏ nhai cho đỡ đói bụng. Ông ta vừa lững thững đi về vừa nhai hạt lúa, về tới nhà thì đêm đã khuya, vợ con ông đã đi ngủ rồi nhưng bếp lửa vẫn còn mờ mờ sáng, trước khi đi ngủ, ông ta treo túi lúa ở cột nhà và sau đó ông đi nằm cạnh vợ. Trong đêm tối bếp lửa mập mờ, bỗng dưng vợ ông la hét và run sợ vì bà ta nhìn thấy thân hình ông biến dạng thành con vật lạ lùng. Ông ta giật mình đứng dậy thổi bếp lửa cho sáng, lửa sáng lên thì bà ta thấy ông vẫn là hình người. Cứ như thế qua một đêm, đến sáng hôm sau người vợ hỏi chồng:

- Hôm qua ông đi thăm bẫy về khuya, lúc ông nằm cạnh tôi, lửa bếp mờ mờ sáng, tôi thấy thân hình người ông kỳ lạ quá. Nó rằn ri đốm trắng đốm đen, không biết giống cái gì, tôi sợ quá ông à.

Ông chồng trả lời:

Sao bà nói năng lạ kỳ thế, mọi khi bà có như vậy đâu hay là bà mơ, hay là bà có ốm đau gì không, bà bị quỷ thần nhập vào không? Bà vợ chưa biết đầu đuôi câu chuyện nên bỏ qua chuyện kỳ lạ.

Một hôm, trong lúc người chồng đi vắng, người vợ vô tình đụng cái nia vào túi lúa dại kia, làm đổ túi lúa, bà ta lượm từng hạt bỏ lại vào túi, tưởng rằng ông ta đã xin lúa hàng xóm về làm giống. Theo thói quen, bà ta bóc vài hạt lên nhai.

Đêm hôm đó, trong lúc đang ngủ - bếp lửa mờ mờ lúc sáng lúc mờ, chồng lại nhìn vợ cũng giống như lời vợ nói với mình, ông ta hốt hoảng và chợt nhớ hôm đó ông đi thăm bẫy về có nhai hạt lúa dại kia mới bị như thế. Ông trầm ngâm suy nghĩ và nói với vợ:

Thôi ta đi ngủ đi, đừng bận tâm gì, nhưng người vợ vẫn chưa biết chuyện.

Ngày hôm sau, người chồng rất lo âu vì tận mắt mình đã nhìn thấy vợ cũng bị như mình nên mới nói với vợ sự thật về lúa dại từ trong rừng mang về, và để xem thửnhư thế nào, có đúng thật là như thế không, ông chồng bàn với vợ.

- Này bà ơi! Hay là ta cho con mỗi đứa một ít cho tụi nó ăn thử xem nó có thật như vậy không. Nếu thật vì lúa dại thì dù sao bà và tôi cũng đã ăn rồi, còn con cái thì chưa. Mà lỡ không cho tụi nó ăn thì chỉ có hai vợ chồng mình bị thì tụi nó bơ vơ không cha không mẹ, không có ai nuôi nấng tụi nó. Nếu cho tụi nó ăn như mình thì tụi nó cũng giống như mình thôi. Thế là hai vợ chồng đồng ý với nhau, để sáng mai rủ chúng nó lên rẫy rồi cho từng đứa một ăn. Và nói dối tụi nó nhà mình đi tỉa lúa.

Hôm sau, sáng sớm tinh mơ, người cha gọi từng đứa con mình dậy sớm cùng lên rẫy. Nghe cha mẹ nói là đi tỉa lúa, tất cả các con đều nghe theo, người thì cây chọc lỗ, người thì chuẩn bị cái rổ đựng lúa hớn hở cả nhà kéo nhau lên rẫy.

Đến rẫy, người cha nói với các con:

- Hôm nay, ta tỉa lúa, các con bỏ hạt lúa trong lỗ đừng bỏ nhiều nhé, chỉ bỏ từ một đến hai hạt thôi vì lúa này giống tốt lắm. Nếu ta bỏ nhiều quá thì không đủ tỉa hết rẫy mình đâu. Nếu thừa ta sẽ mang về ăn. Nghe lời người cha, tất cả các con đều làm theo lời cha dặn. Đến trưa, cả nhà tỉa xong, số lúa vẫn còn thừa. Trong giờ nghỉ sau khi tỉa xong, người cha chia cho từng đứa, mỗi đứa một nắm nhỏ để ăn, nghe theo cha dặn, các con răm rắp làm theo. Cha mẹ cũng ăn, mọi người cùng ăn. Thế là cả nhà đều ăn. Cả nhà ăn vào thấy ngon, ai cũng khen ngon và thơm. Về tới nhà, sau bữa cơm chiều, cả nhà họ vẫn thấy bình thường.

Đến sáng hôm sau, lúc tỉnh dậy, cả nhà nhìn nhau, ai cũng hóa thành con vật kỳ lạ. Người cha thì hóa thành con hổ đực to nhất, còn mẹ thì hóa thành hổ cái, con trai lớn thì hóa thành con cọp, con beo, con nhỏ nhất thì hóa thành con báo. Vậy là cả nhà ăn lúa dại rừng đã biến thành loài thú. Họ rú ầm ĩ trong nhà, chạy náo loạn ngoài sân. Dân làng trong bon nhìn thấy lạ, ai cũng sợ hãi, hoang mang, người cầm cây, người cầm sà gạc, người giương cung tên, người cầm chày giã gạo đuổi họ ra khỏi làng, tới tận rừng sâu.

Và từ đó, cả nhà cọp, beo và báo này không còn là người nữa. Họ đã thành thú vật hung dữ trong rừng sâu, cứ gầm rú trong rừng và từng ngày đuổi bắt những thú vật hiền lành, nhỏ thân để làm mồi cho chúng. Còn lúa dại kia đã tỉa rồi nhưng chờ bao nhiêu ngày tháng vẫn không mọc trên đất mà họ đã tỉa.

Chử Đồng Tử và Tiên Dung

Thời Hùng Vương thứ ba có một người con gái nhan sắc như tiên, đặt tên là Tiên Dung. Tiên Dung rất đẹp, song tự nguyện không lấy chồng, chỉ ham thích phong cảnh, thường đi du lịch khắp nơi trong nước...

Thần sắt

Xưa có anh nông dân một mình sống ở cái lều ven rừng. Anh không có một tấc sắt nên làm ăn rất vất vả. Anh chặt củi bằng đá, đẽo cây bằng gỗ, đào hố tra bắp bằng đầu que. Khổ sở hết chỗ nói, thế mà nghèo vẫn hoàn nghèo...

Cây tre trăm đốt

Chuyện xưa kể lại rằng, ở vùng nọ có một người nông phu rất nghèo khó, vì vậy nên anh ta không còn cách nào khác là phải đến ở cho nhà một phú ông vô cùng giàu có...

Nợ như chúa chổm

Vào thời nhà Lê, có một ông quan lớn trong triều tên là Mạc Đăng Dung có chí muốn cướp ngôi vua. Nhà vua biết được tin đó nhưng thế lực của Mạc rất lớn, ông ta cầm binh quyền, bè đảng lại đông nên không thể làm gì được...

Phạm Viên thành tiên

Ngày xưa, vào đời nhà Lê, ở huyện Đông Thành, có nhà họ Phạm sinh được hai con trai là Phạm Chất và Phạm Viên.

Sọ Dừa

Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con...

Vua heo

Ngày xửa ngày xưa có một cậu bé mồ côi, quần áo rách rưới lang thang đi ăn xin khắp nơi, có lần đến ngôi làng nọ, có một người thấy cậu cũng nhanh nhẹn bèn mang cậu về nhà nuôi để sai vặt...

Người con gái Nam Xương

Ngày xưa, ở làng Nam-xương có cô gái tên là Vũ Thị Thiết, người đã xinh đẹp lại thùy mị nết na. Nàng lấy chồng là Trương sinh vốn là người cùng làng. Trương sinh có tính cả ghen, hay để tâm xét nét vợ...

Cường Bạo đại vương

Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trẻ tuổi làm nghề mò tôm bắt cá tại vùng sông Bồi. Tuy quanh năm chỉ che thân một mảnh khố rách, chui rúc trong một túp lều ven sông, nhưng anh vẫn vui vẻ làm ăn, miệng luôn ca hát...