Sự tích đèo phật tử

Sự tích đèo phật tử

Ngày xưa có bốn người đêm ngày đọc kinh niệm phật quyết tu cho thành đạo. Bốn người có bốn họ khác nhau: Hoàng, Trần, Lí, Lắm. Ba người là đàn ông, riêng người họ Lắm là con gái.

Sau hàng chục năm tụng kinh, niệm phật, ăn chay tu chí trong chùa, họ đều trở thành những tăng ni đắc đạo. Chọn được ngày lành tháng tốt, họ liền cùng nhau tìm đường lên núi Thiên Sơn để hóa Phật. Đường đi Thiên Sơn xa lắc xa lơ, thành thử họ phải đi ròng rã mấy năm trời mới tới nơi. Đến chân núi Thiên Sơn, cả bốn người đều mệt nhọc không sao tả xiết. Nhưng ai cũng nghĩ đã tu thân quyết chí đến được đây mà bỏ cuộc thì uổng quá. Nên dù trời đã gần tối, họ vẫn theo đường mòn để leo lên đỉnh núi. Khi tới đỉnh đèo, đêm đã khuya lắm, trời tối như mực, bụng đói cồn cào, họ kiệt sức, không đi tiếp được nữa.

Cái đói và mệt nhọc buộc họ phải dừng lại nghỉ nhưng không ai chợp mắt nổi. Bỗng một người trong bọn họ lên tiếng:

– Bây giờ nếu có một cây gậy ước thì các bậc đàn anh muốn ăn gì nào?

Mọi người đã quá đói và mệt nên họ không còn giữ gìn nữa, ai thích thứ gì dù những người tu hành phải kiêng, nay cũng nói toạc ra.

Thoạt tiên người họ Trần nói:

– Tôi ước được chén một bữa thịt chó, có đủ gia vị, cúc tần, giềng lát, rau mùi, húng chó…

Người họ Trần đang kể lể thì người họ Hoàng ngắt lời:

– Tôi mơ ước một bữa thịt trâu. Trâu càng già càng dai, nhai càng đã răng.

Người họ Lí nói tiếp lời luôn:

– Tôi chỉ muốn bữa thịt gà luộc có lá chanh.

Sau cùng ni cô Lắm nói:

– Tôi chỉ thích một bữa rau luộc cho mát ruột và húp cho đỡ khát thôi.

Sáng dậy, khi mọi người đang chuẩn bị xuống đèo đi tiếp, thì có một ông già râu róc bạc phơ chống gậy từ chân dốc đi lên, vẻ mệt nhọc nhưng cất giọng sang sảng hỏi:

– Các người ở đâu đến đây?

– Thưa cụ! Bầy tăng chúng tôi tìm đường lên núi Thiên Sơn để hóa Phật đấy ạ. Dám mong cụ chỉ đường giúp cho.

Nghe xong câu trả lời, ông già nói:

– Được, ta sẽ đưa các người đến núi Thiên Sơn nhưng bây giờ các người hãy nhổ nước bọt xuống lá cây xem đã.

Nói xong, ông già rút từ trong túi ra bốn cáo lá bồ đề to như nhau, rồi đặt trước mặt cho từng người nhổ vào đất. Bốn người nhổ xong, đều cảm thấy lợm giọng, ruột gan nao nao buồn nôn. Trong nháy mắt cả bốn người đều nôn tống nôn tháo. Quái lạ là đêm hôm qua ai ước ăn gì đều nôn ra thứ đó. Thấy ba người nôn nào là thịt gà, thịt trâu, thịt chó, duy chỉ có ni cô họ Lắm là nôn ra rau xanh. Ông già bèn nói:

– Chính đây là đỉnh núi Thiên Sơn, các người đã đến cõi Phật rồi. Nhưng nôn ra toàn những thứ kiêng kị thì sao gọi là chân tu được. Các người không thể hóa Phật được đâu.

Rồi ông già lại chỉ vào ni cô họ Lắm nói: “Người này cứ theo đỉnh chóp mà lên, chớ đi xuống, sắp tới nơi rồi.”

Ni cô họ Lắm theo đường mà lên, rồi hóa thành Phật Bà Quan Âm. Phật Bà có nhiều phép lạ để trị bọn âm binh quấy nhiễu, giữ gìn phúc lành cho muôn dân. Ngày nay họ Lắm thờ phật Quan Âm trong nhà và mỗi khi Tết đến cúng Phật Bà, đều phải có một bát canh rau.

Còn ba người kia xấu hổ vì không được hóa Phật lại mất bao công sức tu thân, nên buồn rầu mà chết ở giữa đỉnh đèo. Họ chết ơ nơi hoang vắng đó, chẳng ai hay mà chôn cất, nên sau này người đời truyền nhau khi đi qua đèp đều phải mang theo nắm đất hay hòn đá ném vào chỗ đó để đắp thành mộ. Chỗ đất ấy người ta gọi là mộ “Phật”. Từ đó mộ “Phật” ngày một lên cao và tên đèo được đổi thành đèo Phật tử.

Cường Bạo đại vương

Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trẻ tuổi làm nghề mò tôm bắt cá tại vùng sông Bồi. Tuy quanh năm chỉ che thân một mảnh khố rách, chui rúc trong một túp lều ven sông, nhưng anh vẫn vui vẻ làm ăn, miệng luôn ca hát...

Vua heo

Ngày xửa ngày xưa có một cậu bé mồ côi, quần áo rách rưới lang thang đi ăn xin khắp nơi, có lần đến ngôi làng nọ, có một người thấy cậu cũng nhanh nhẹn bèn mang cậu về nhà nuôi để sai vặt...

Sự tích hồ Ba Bể

Vào hồi đó ở xã Nam-mẫu có mở một hội "vô già" cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem. Ai nấy đều lo ăn chay niệm Phật và làm những việc từ thiện như buông cá, thả chim...

Thần sắt

Xưa có anh nông dân một mình sống ở cái lều ven rừng. Anh không có một tấc sắt nên làm ăn rất vất vả. Anh chặt củi bằng đá, đẽo cây bằng gỗ, đào hố tra bắp bằng đầu que. Khổ sở hết chỗ nói, thế mà nghèo vẫn hoàn nghèo...

Cái cân thuỷ ngân

Ngày xưa, có một nhà làm nghề buôn bán, gian tham chế ra một cái cân cán rỗng, trong đổ thủy ngân, hai đầu bịt đồng, không ai biết. Khi cân hàng bán cho người ta thì dốc cán về đằng móc, còn khi cân hàng mua của ai thì dốc cán cân về đằng quả...

Thần giữ của

Ngày xưa ở vạn Lai-triều thuộc trấn Sơn-nam có một người lái buôn nước ngoài sang ta sinh cơ lập nghiệp. Sau mấy chục năm nhờ có mánh khóe tích trữ: buôn lúc đầu mùa, bán khi giáp hạt, lãi mẹ đẻ lãi con, hắn trở nên giàu có lớn...

Thánh Gióng

Vào thời của vua Hùng Vương trước đây, ở một vùng nọ có người đàn bà tuổi cũng đã cao, nhưng vẫn phải sống lủi thủi một mình mãi...

Ba lưỡi rìu

Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, cha mẹ anh bệnh nặng nên qua đời sớm, anh phải sống mồ côi cha mẹ từ nhỏ và tài sản của anh chỉ có một chiếc rìu. Hàng ngày anh phải xách rìu vào rừng để đốn củi bán để lấy tiền kiếm sống qua ngày...

Sự tích sông Nhà Bè hay là truyện Thủ Huồn

Ngày xưa ở Gia-định có một người tên là Thủ Huồn. Hắn xuất thân làm thơ lại. Trong hơn hai mươi năm luồn lọt trong các nha các ti, hắn đã làm cho bao nhiêu gia đình tan nát, bao nhiêu người bị oan uổng...