Sự tích hoa Bồ Công Anh

Đã lâu lắm rồi, khi con người mới hình thành nên các quốc gia và đang cố gắng củng cố sự vững mạnh của đất nước mình. Ở một vương quốc nọ, cũng giống như nhiều quốc gia khác, họ đang sống trong những ngày tháng đầu tiên của một thời kỳ phát triển mạnh mẽ. Cả đất nước dường như sôi nổi và phân kính với sự phát triển.

Ở nơi đó, trong một gia đình của vị quan có hai người con trai, một người còn khá nhỏ, người con trai còn lại đã bước sang độ tuổi 14. Cuộc sống của gia đình đối với nhiều người được coi là êm đềm và đầy đủ. Thế nhưng, cho đến một ngày, người cha gọi người con trai lớn và hỏi:” Sống ở trên đời việc lớn nhất đối với người con trai là gì?”

Người con trai trả lời: “Là một người con trai thì nên học tập và rèn luyện, còn là một người đàn ông thì phải giữ được cái cốt cách của một người con trai”.

Người cha cau mày và nói: “Vậy là con biết mình phải sống thế nào rồi hả?”.

“Dạ”- Người con trai đáp.

Người cha quay lưng đi mà không nói thêm lời nào.

Trong suốt quãng thời gian sau, cậu con trai lớn không ngừng trải qua bao nhiều thách thức của cuộc sống. Những bài học của từ những người trong gia đình đã trui rèn nên một con người, một người đàn ông thực sự.

Cậu con trai 14 năm nào đã trở thành chàng thanh niên cao lớn. Trong trái tim chàng là ẩm ủ bao nhiêu hoài bão, bao nhiêu mơ ước. Có những ước mơ thất nhỏ bé như một câu chuyện tình, có những hoài bão to lớn như một vị hoàng đế. Có những mơ ước mà chàng đã giành được, những vinh quang nhỏ nhặt và có cả những thật bại đầy nước mắt. Cho đến một ngày, chàng muốn đi tìm một chỗ đứng riêng cho mình, muốn một cuộc sống độc lập, chàng đã quyết định ra đi.

Với nguồn lực của mình và số bạn bè của mình, chàng tự thiết lập cho mình một đội quân. Chàng muốn tự mình xây dựng một đế quốc cho riêng mình. Chàng đã ra đi.

Trải qua hàng trăm, hàng ngàn trận đánh. Đi qua biết bao nhiêu ngôi làng, nhưng những gì chàng giành được ngày một hùng mạnh, nhưng trong đàu chàng mới chỉ vọn vẹn có “kinh nghiệm về sự mất mát”.Thời gian dần trôi, mải mê với chính chiến, mái tóc xanh thủa nào đã ngả màu tráng ngà, cái màu của tuổi tác và sự phản chiếu của ánh nắng mặt trời.Vị hoàng đế, một mình một người chậm bước trên đất nước rộng lớn mà mình tạo ra. Ông mải mê đi, đi mãi, và dừng chân nghỉ trong phòng khác của một ngôi nhà nhỏ. Ngước mắt nhìn qua cửa sổ, ánh trăng đã lên cao.Trong mắt ông những kỷ niệm như tràn về, từ những ngày tháng thơ ấu, đến thời gian tha hương, xa xứ. Trong đâu ông hàng loạt những câu hỏi, những suy nghĩ về những gì ông chưa làm được. Ông nhớ những người thân thân, những người bạn, những người ông chưa làm được gì nhiều cho họ…

Ánh trăng đã xuống dần và vị hoàng đế gọi chủ nhà lại và nói: “Khi ta chết hãy chôn ta ở nới cánh đồng thảo nguyên rộng lớn ở quê ta. Ta muốn linh hồn ta được về với quên hương, để trở về với nới ta sinh ra. Dù ta ở đâu, bay xa đến đâu cũng sẽ có một ngày ta trở về mảnh đất đó”…”ta muốn gửi muôn phần hồn ta vào gió, phần theo cha, phần gửi mẹ, phần gửi người ta yêu, phần gửi những người ta đã lỡ hẹn, gửi những người cho ta là không đúng…”…”mỗi phần hồn là một lời nguyện cầu, nơi ta đến có nụ cười, có cả nước mắt,…”

Ít lâu sau vị hoàng đế băng hà. Theo lời căn dặn của ông, ông được chôn cắt tại thảo nguyên rộng lớn nơi quê hương ông sinh ra. Và từ nơi ông được chôn cắt mọc lên một loài hoa. Loài hoa lạ khi nở hoa trông như như những chiếc răng của loài sư tử. Khi hoa tàn những cánh hoa bay theo làn gió. Những cánh hoa tựa như những cây hoa thu nhỏ. Dựa mình theo gió mà bay…
Loài hoa đó được gọi tên hoa Bồ Công Anh… nơi gửi gắm những lời nguyện ước…

Đồng tiền Vạn Lịch

Ngày xưa ở huyện Thanh Trì có một anh chàng học trò nghèo họ Nguyễn. Anh ta mồ côi cha, nhà cửa sa sút. Người mẹ làm nghề chống đò ngang cố nuôi cho con ăn học...

Người cưới ma

Ngày xưa có một anh đồ họ Lê, nhà nghèo khó, phải bỏ đi các nơi làm nghề gõ đầu trẻ. Về sau anh được một phú ông một làng nọ đón về “ngồi” ở nhà để cho con khỏi đi học xa...

Nợ như chúa chổm

Vào thời nhà Lê, có một ông quan lớn trong triều tên là Mạc Đăng Dung có chí muốn cướp ngôi vua. Nhà vua biết được tin đó nhưng thế lực của Mạc rất lớn, ông ta cầm binh quyền, bè đảng lại đông nên không thể làm gì được...

Con mụ Lường

Ngày xưa, có hai vợ chồng một người phú thương trẻ tuổi. Chồng thường rong buồm chạy khắp trong Nam ngoài Bắc và các nước xa xôi, chuyên bán hàng đi và cất hàng về...

Sự tích con thạch sùng

Ngày trước, ở vùng nọ có đôi vợ chồng Thạch Sùng, gia đình vốn nghèo khó. Họ cùng nhau sống chui sống lủi ở túp lều ngay gần chợ để xin ăn cho qua ngày...

Gái ngoan dạy chồng

Ngày xưa có một người nhà giàu, vợ chết sớm, chỉ có độc một người con trai, đứa con vốn người xấu nết, đần độn, lại là tay chơi bời lêu lổng không chịu học hành hay làm ăn gì cả. Thấy con không lo nối nghiệp nhà, người nhà giàu rất buồn phiền...

Phạm Viên thành tiên

Ngày xưa, vào đời nhà Lê, ở huyện Đông Thành, có nhà họ Phạm sinh được hai con trai là Phạm Chất và Phạm Viên.

Chàng ngốc học khôn

Ngày xưa, có anh chàng tên là Đần lấy chị vợ tên là Khôn. Cả đời một chữ cắn làm đôi không biết, anh ta lại chẳng chịu thò đầu đi đâu, chỉ ru rú ở xó nhà để vợ sai bảo, từ việc nhỏ tới việc lớn, nên đã đần lại càng đần thêm...

Sự tích hòn Vọng Phu

Ngày xưa, có đôi vợ chồng nghèo sinh được hai mụn con: đứa lớn là trai mười một tuổi, đứa bé là gái lên sáu tuổi. Mỗi lần hai vợ chồng đi làm đồng hay đi đâu vắng, thường để hai con ở lại nhà, dặn anh trông nom em gái...