Sự tích Ông Năm Chèo

Truyện kể rằng, khi Phật Thầy Tây An còn tại thế, ông Đình Tây là người thường hầu hạ bên ngài. Một hôm Phật Thầy vì lòng hiếu sinh, đã kêu ông Đình xuống Láng để đỡ đẻ cho một sản phụ trong khi người ấy chỉ ở một mình trong căn chòi giữa đồng. Chồng của sản phụ, tên là Xinh, sống bằng nghề săn rùa, bắt rắn, biết ông Đình giúp đỡ cho gia đình mình như vậy thì lạy tạ ơn, đồng thời biếu ông Đình một con sấu con vừa bắt được trong đêm tối. Ông Đình thấy con sấu dị thường, có năm chân, toàn thân một màu đỏ với những lốm đốm bông hoa, nên nhận và quyết định trả tiền cho Xinh để đem về nuôi chơi.

Phật Thầy xem qua con sấu, bảo là quái vật, phải trừ đi kẻo về sau gây họa lớn. Nhưng thương con sấu quá, ông Đình nghĩ cách giấu Thầy để đem về trại ruộng Xuân Sơn nuôi chơi. Sấu có sức lớn phi thường, chỉ trong ba năm mà nó có thể quật ngã được người. Và sau một đêm dông mưa lớn, con sấu năm chân bứt gãy xích sắt mà đi.

Ông Đình nhớ lại lời Thầy mấy năm trước, sợ hãi về trách nhiệm, nên đến chịu tội với Thầy. Ngài tỏ ý buồn bã và sau đó trao cho ông Đình một cây mun, một lưỡi câu và hai cây lao, tất cả đều làm bằng sắt và dặn ông Đình cất giữ để dành trừ con quái vật một khi nó làm hại sinh linh.

Thời gian trôi qua, Phật Thầy viên tịch, bỗng một mùa lụt, sấu trườn lên tại Láng Linh, rượt bắt thiên hạ làm náo động cả vùng. Người ta đến báo với ông Đình. Ông Đình mang bửu bối tới. Nhưng sấu dường như nghe được hơi ông Đình. Nên đã biến mất dạng.

Từ đó như cút bắt vậy, hễ ông Đình vắng thì sấu hiện ra, mà khi ông tới, nó không dám hành động. Biết như vậy, nên mỗi khi sấu làm sóng dậy miền Láng Linh, người ta đồng rập la lên:

- Bớ ông Đình ơi! Ông Năm Chèo dậy!

Hễ cứ nghe câu đó thì sấu chạy ngay đuôi, dẫu gặp mồi ngon trước mặt cũng không dám ở!

Đã nhiều phen lui tới vùng Láng Linh để chực bắt quái vật mà không lần nào gặp nó, ông Đình lần sau chót, kêu nói giữa hư không rằng:

- Nếu sấu chưa tới số, thì từ nay nên yên lặng, đừng nổi lên phá hoại xóm làng. Còn như mạng căn đã hết, thì hãy sớm chịu oai trời, đừng để phải phiền ta!

Sau ngày ấy, sấu đi đâu mất! Có người nói khi Tây bố binh Gia Nghị, nghĩa quân rút lui nhưng vì lúa dày quá thuyền chống không đi, ông Năm Chèo xuất hiện làm lúa rạp một luồng cho thuyền theo đó mà chống.

Chử Đồng Tử và Tiên Dung

Thời Hùng Vương thứ ba có một người con gái nhan sắc như tiên, đặt tên là Tiên Dung. Tiên Dung rất đẹp, song tự nguyện không lấy chồng, chỉ ham thích phong cảnh, thường đi du lịch khắp nơi trong nước...

Sự tích ông công ông táo

Ngày xưa, có hai vợ chồng son nhà nghèo. Họ đều sinh nhai bằng nghề làm thuê làm mướn. Tuy nghèo nhưng họ rất yêu nhau...

Gái ngoan dạy chồng

Ngày xưa có một người nhà giàu, vợ chết sớm, chỉ có độc một người con trai, đứa con vốn người xấu nết, đần độn, lại là tay chơi bời lêu lổng không chịu học hành hay làm ăn gì cả. Thấy con không lo nối nghiệp nhà, người nhà giàu rất buồn phiền...

Rắn báo oán

Ngày ấy, trong một gò đất cây cối mọc um tùm ở làng Nhị Khê gọi là gò Rùa, có một con rắn mẹ sống với một đàn con...

Trí khôn của ta đây

Một ngày nọ, có con cọp rất lớn từ trong rừng sâu đi ra ngoài, nó trông thấy ở ngay thửa ruộng cạnh rừng có bác nông dân cùng con trâu mộng chăm chỉ cày cuốc...

Sự tích con thạch sùng

Ngày trước, ở vùng nọ có đôi vợ chồng Thạch Sùng, gia đình vốn nghèo khó. Họ cùng nhau sống chui sống lủi ở túp lều ngay gần chợ để xin ăn cho qua ngày...

Sự tích chú cuội cây đa

Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như lệ thường, Cuội vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi đến gần một con suối nhỏ, Cuội bỗng giật mình trông thấy một cái hang cọp...

Sọ Dừa

Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con...

Phạm Viên thành tiên

Ngày xưa, vào đời nhà Lê, ở huyện Đông Thành, có nhà họ Phạm sinh được hai con trai là Phạm Chất và Phạm Viên.