Tại sao có thể nghe trộm tiếng nói mà không phải đến gần?

Những ai đã từng xem các tập phim về điệp viên 007 đều biết rằng, các điệp viên khi muốn nắm các hoạt động của đối phương, có lúc cần phải sử dụng biện pháp đặt máy nghe trộm. Điệp viên phải đưa máy nghe trộm siêu nhỏ còn được gọi là "con rệp" cài vào nơi sẽ diễn ra trao đổi hoặc cài lên người. Làm như vậy có thể bị đối phương phát hiện dẫn đến thất bại.

Ngày nay, người ta đã nghiên cứu chế tạo được loại máy nghe trộm dùng tia lade mà không cần mạo hiểm đột nhập vào sào huyệt của đối phương. Chúng ta biết rằng, âm thanh hình thành do dao động của vật thể, sóng âm lan truyền trong không khí chất rắn, chất lỏng. Trong quá trình truyền tạo nên sự dao động của các phân tử trong môi trường truyền. Như tiếng nói chuyện, có thể truyền qua không khí đến cửa sổ, tạo nên sự dao động của cửa kính cửa sổ. Thiết bị nghe trộm kiểu mới có thể phát và thu nhận tia lade. Chùm tia do thiết bị này phát ra tác động đến vật thể dao động, có thể phản quang như cửa kính. Chùm tia phản xạ trở về sẽ mang theo thông tin về âm thanh. Qua xử lý của thiết bị chuyên dùng sẽ lọc những thông tin âm thanh ra, trả chúng lại nguyên dạng ban đầu, như vậy có thể biết người trong phòng nói gì. Thiết bị dạng này thậm chí thông qua dao động của cửa kính xe hơi, kính phản quang giúp theo dõi cuộc nói chuyện của người ngồi trong xe.

Thiết bị chiếu chùm tia lade được sử dụng bao gồm thiết bị lade Neon-Helium và thiết bị lade bán dẫn. Loại thứ hai có khả năng ưu việt hơn, vì nó phát ra tia lade có bước sóng hồng ngoại, mắt thường không cảm nhận được, hơn nữa lại có thể sử dụng cả ban ngày lẫn ban đêm.

Trái đất có từ bao giờ?

Hệ Mặt trời được hình thành từ đám “tinh vân nguyên thuỷ” có dạng hình đĩa tròn xoay vòng với nhiệt độ cao tới 2.000 độ C trên vị trí của Trái đất.

Làm thế nào để xử lý mối quan hệ giữa kiến trúc hiện đại và giao thông?

Tính khoa học của việc quy hoạch thành phố hiện đại không thể tách rời sự phối trí hợp lý giữa công trình kiến trúc và đường sá giao thông, đồng thời...

Những loài vật phá vỡ mọi kỷ lục

Chúng ta cho rằng loài vật không có tư duy, ấy vậy mà những khả năng kỳ diệu do tự nhiên và đấu tranh sinh tồn ban tặng cho chúng lại khiến ta phải...

Tại sao những cây tùng sống trên núi Hoàng Sơn trông đặc biệt kì lạ?

"Hoàng Sơn đa kì tùng” là câu đã được nghe tiếng từ lâu. Tại sao kì tùng có nhiều trên núi Hoàng Sơn.

Mỗi mẫu sẽ thu hoạch được bao nhiêu lương thực?

Tục ngữ có câu: “Có thực mới vực được đạo”. “Thực” ở đây chủ yếu là bắt nguồn từ cây lương thực như thóc, mì.

Bi thép lăn theo con đường nào thì nhanh nhất?

Giả sử có viên bi kim loại cho lăn từ điểm A đến điểm B theo một đường máng kim loại được đánh bóng trơn, xét xem phải chế tạo đường máng như thế nào...

Vì sao mùa đông sờ vào sắt lại lạnh hơn sờ vào gỗ?

Tại sao gỗ và sắt ở trong cùng một môi trường nhiệt độ như nhau lại có thân nhiệt khác nhau?

Vì sao thép lại có thể cắt gọt được thép?

Trong các nhà máy, công xưởng người ta thường cần phải cắt gọt, gia công các vật liệu cứng. Các dụng cụ để cắt gọt thường cũng được chế tác bằng thép.

Vì sao cấm sử dụng thuốc DDT để trừ sâu bệnh?

Trước hết chúng ta xem cảnh tượng sau: chim bị chết hàng loạt, số ít còn sống sót đang phải nằm trong tổ, nhưng trứng chúng đẻ ra không thể nở thành...