Tam đại con gà

Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ” [1], đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.

Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.

Một hôm, dạy sách Tam thiên tự [2], sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì” [3]. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm.

Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công [4], thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương [5] để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.

Thấy vậy, thấy lấy làm sắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:

– Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì…

Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:

– Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”?

Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ:

– Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia.

Chủ nhà càng không hiểu, hỏi:

– Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao?

– Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!

 

Chú giải

[1] Nói chữ: nói bằng từ Hán. Người xưa học chữ Hán. Nói được bằng từ Hán chứng tỏ người có trình độ học vấn.

[2] Tam thiên tự: ba nghìn chữ, sách dạy chữ Hán cho trẻ em thời xưa.

[3] Dù dì: loài chim ăn thịt, cùng họ với cú nhưng lớn hơn, có tiếng kêu “thù thì, thù thì”.

[4] Thổ công: thần cai quản đất đai trong một khu vực.

[5] Đài âm dương: cái đế tiện bằng gỗ, cao khoảng 20 – 30 cm, trên để một cái đĩa có hai đồng tiền chinh (tiền cổ của Việt Nam), quy định một mặt là ngửa, một mặt là sấp. Khi nào xin âm dương, người xin phải thắp hương khấn, sau đó cầm hai đồng tiền giơ lên thả cho rơi vào lòng đĩa, nếu một ngửa, một sấp là được thần ưng thuận. Mỗi lần xin như vậy gọi là một đài. Người xin âm dương chỉ được phép xin ba lần (tức ba đài). Về sau, không cần đài, người ta chỉ dùng đĩa để thả đồng xu nhưng vẫn gọi là xin đài âm dương.

Tam đại: ba đời.

Truyện cười học sinh #17

Cô giáo hỏi học trò: – Tháng nào em cũng đứng chót lớp, tại sao em không chịu ganh đua với bạn bè?

Những câu chuyện có cái kết bất ngờ

Ngày xưa có một phú ông, cuối đời gọi hai con trai lại bảo rằng: Các con hãy đi đốn củi, xem trong cùng một ngày ai đốn được nhiều hơn.

Khám bệnh

Tại phòng khám, hai cậu bé ngồi chờ tới lượt mình. Một trong hai cậu cứ khóc nức nở.

Không đánh mà khai

Không đánh mà khai

Chuyện lớp học

Tin hỏi mẹ: – Mẹ ơi, ở ngoài chợ có bán lớp trưởng không? – (Mẹ chưa hiểu lắm): Lớp trưởng??? – Vâng, lớp trưởng í, để con mua. Con thích làm lớp trưởng.

Truyện cười học sinh #24

Bà ngoại con ở đâu

Tại sao ế

– Ế đang là một xu thế của quốc tế trong khi nền kinh tế rất chi lề mề và trì trệ, còn lạm phát thì cao hơn điện thế.– Ế là một lợi thế để chúng ta bàn mưu tính kế, xoay chuyển tình thế, quản lý tiền tệ…

Truyện cười tổng hợp #19

1. Trong giờ sinh vật, thày giáo giảng:

Vì sao đường sá không an toàn?

Một người lái xe hơi vượt qua cầu treo, bị một tốp cảnh sát chặn lại. Một cảnh sát tươi cười đến gần xe và tặng cho tài xế một bó hoa...