Thần cuống

Ngày xưa, tại xã Khúc Phụ, tổng Thổ Bình, châu Chiêm Hóa, thuộc tỉnh Tuyên Quang, có một bà lão góa không con, ở thôn Mô Cuống, mỗi ngày thường đến thác Cuống bắt tôm cá về ăn.

Một hôm bà lão trông thấy một quả trứng màu trắng, to gần bằng trứng gà, lấy làm sợ bèn lượm vứt đi xa. Song luôn hai ba lần, bà lão lại gặp quả trứng đó ở mấy nơi khác, bèn đem về cho gà ấp.

Rồi một tháng sau, quả trứng nở ra một con vật giống hình con lươn, bà lão đem bỏ vào một chĩnh nước. Con vật chóng lớn, bà lão đưa qua một cái vại, rồi nó lớn lên chật vại, bà đem thả nó xuống suối Mô Cuống, mới hay nó là con giao long. Con vật sắc trắng này thuộc loài thủy tộc, song thỉnh thoảng lại hóa thành người nói được. Nó gọi bà lão là mẹ nuôi và bắt tôm cá về nuôi bà. Vì thế mỗi lần có cúng giỗ, bà lão đến bên giòng thác gọi:

- Cuống, Cuống!

Rồi thấy nó trồi đầu lên mặt nước mới bảo:

- Ngày mai ở nhà có giỗ, con bắt cho mẹ một ít cá.

Giao long lập tức vâng lời, bắt nhiều cá để lên bờ cho mẹ nuôi đến lấy về. Có bao nhiêu người ăn, số cá giao long cho vẫn đủ, và luôn luôn như vậy.

Về sau, có một con giao long khác, sắc đen, ở giòng thác lớn Sa Hương thuộc xã Miên Hương, cách đó mấy dặm, ngược giòng thác Cuống đến đánh nhau với giao long trắng để rồi chiếm lấy nơi này. Cuộc giao chiến kéo dài đã ba ngày, chưa rõ con nào thắng, bỗng thấy con giao long trắng chạy về nhà cầu cứu bà lão đến giòng thác để giúp nó một tay, làm theo lời nó dặn:

- Lúc nào thấy thân hình đen (tức là giao long đen) trồi lên mặt nước thì mẹ lấy dao mà chém.

Bà lão nghe lời con nuôi mang theo một con dao dài mài sắc, đến hôm sau, vào giờ ngọ, ra bờ thác, trông thấy hai con giao long đang đánh nhau, quấy đục cả mặt nước. bà cầm con dao chờ sẵn khi thấy thân hình đen nổi lên mặt nước, liền chém xuống thật mạnh, chẳng may lại trúng nhằm con giao long trắng. Con vật hiện lên rên xiết với bà lão, nói:

- Mẹ ơi, mẹ đã chém lầm vào bụng con rồi. Số mệnh con phải chịu như vậy, xin mẹ đừng tiếc thương con.

Nói xong rồi nó biến mất. Ba ngày sau xác nó nổi lên ngay chỗ ấy, dân trong vùng trông thấy vớt đem về chôn ở cánh đồng trước nhà bà lão.

Ngày nay mộ con giao long vẫn còn, người ta gọi là mộ Thần Cuống, được sùng bái coi như một vị thần, mỗi năm vào dịp tháng hai, dân ở bốn xã vùng này đều kéo nhau đến cúng lễ.

 

Sự tích sông Tô Lịch

Ngày xưa về đời nhà Lý có một ông vua bị bệnh đau mắt. Mấy ông thầy thuốc chuyên môn chữa mắt ở trong kinh thành cũng như ngoài nội thành đều được vời vào cung chạy chữa...

Lọ nước thần - Ai mua hành tôi

Ngày xưa có một anh chàng trẻ tuổi chưa có vợ, sống bằng nghề làm ruộng. Một ngày nọ anh xách búa lên rừng đốn củi. Trong khi đang lúi húi chặt cây, anh trông thấy một con quạ tha một con chim sẻ...

Nợ duyên trong mộng

Ngày xưa ở động Sơn-la thuộc Hưng-hóa có một chàng trẻ tuổi tên là Chu sinh. Bố mẹ mất sớm, chàng được chú đưa về nuôi cho ăn học. Nhưng người chú yêu dấu cháu bao nhiêu thì người thím lại ghét bỏ bấy nhiêu...

Đồng tiền Vạn Lịch

Ngày xưa ở huyện Thanh Trì có một anh chàng học trò nghèo họ Nguyễn. Anh ta mồ côi cha, nhà cửa sa sút. Người mẹ làm nghề chống đò ngang cố nuôi cho con ăn học...

Phạm Viên thành tiên

Ngày xưa, vào đời nhà Lê, ở huyện Đông Thành, có nhà họ Phạm sinh được hai con trai là Phạm Chất và Phạm Viên.

Sơn Tinh - Thủy Tinh

Vào đời Vua Hùng thứ 18, Vua có một người con gái đã đến tuổi cập kê, công chúa có dung nhan xinh đẹp tuyệt trần, lại còn có một làn da trắng trẻo mịn màng, dáng người nàng cũng cao ráo. Tên của nàng công chúa này là Mỵ Nương...

Nợ như chúa chổm

Vào thời nhà Lê, có một ông quan lớn trong triều tên là Mạc Đăng Dung có chí muốn cướp ngôi vua. Nhà vua biết được tin đó nhưng thế lực của Mạc rất lớn, ông ta cầm binh quyền, bè đảng lại đông nên không thể làm gì được...

Gái ngoan dạy chồng

Ngày xưa có một người nhà giàu, vợ chết sớm, chỉ có độc một người con trai, đứa con vốn người xấu nết, đần độn, lại là tay chơi bời lêu lổng không chịu học hành hay làm ăn gì cả. Thấy con không lo nối nghiệp nhà, người nhà giàu rất buồn phiền...

Thần sắt

Xưa có anh nông dân một mình sống ở cái lều ven rừng. Anh không có một tấc sắt nên làm ăn rất vất vả. Anh chặt củi bằng đá, đẽo cây bằng gỗ, đào hố tra bắp bằng đầu que. Khổ sở hết chỗ nói, thế mà nghèo vẫn hoàn nghèo...