Thần sắt

Xưa có anh nông dân một mình sống ở cái lều ven rừng. Anh không có một tấc sắt nên làm ăn rất vất vả. Anh chặt củi bằng đá, đẽo cây bằng gỗ, đào hố tra bắp bằng đầu que. Khổ sở hết chỗ nói, thế mà nghèo vẫn hoàn nghèo.

Anh khổ quá nên người xấu xí đến nỗi con gái thấy anh không thèm nhìn mặt, trẻ con thấy anh vội chạy đi xa, người già thấy anh chỉ biết ôm mặt khóc.

Còn anh, chỉ biết than thở một mình. Chim muông, thú vật thấy cảnh khổ của anh sợ lây sang mình rồi cũng bỏ đi chỗ khác. Khu rừng đã hoang vắng lại càng hoang vắng thêm. Đến con suối róc rách bên lưng đèo cũng không nói với anh những tiếng an ủi mà cứ lặng lẽ trôi xuôi.

Một hôm anh nằm mơ thấy Bụt hiện lên bảo:

- Ngày mai con ra cửa thấy có ba người cưỡi ba con ngựa vào xin ngủ trọ thì con cứ cho, đừng ngại gì nhà chật.

Quả nhiên, chiều hôm sau, anh thấy một người ruổi ngựa đi qua. Người đó mặc áo trắng tinh, cưỡi con ngựa cũng trắng. ánh bạc tỏa ra lạnh toát. Người đó dừng ngựa trước lều hoạnh họe:

- "Nhà ngươi có chỗ cho tao trọ, mau thu xếp cho tao!". Anh ngước nhìn nói:

- "Lều rách của tôi không có chỗ xứng đáng nên xin ngài đi nơi khác".

Lúc sau, anh lại thấy một người toàn thân giát vàng chói lọi, cưỡi một con ngựa vàng ì ạch ra dáng bệ vệ đi tới. Hơi nắng làm mây đen kéo đến đằng trước, khí núi lạnh tỏa ra sau nhà, anh sợ quá cũng từ chối không cho vào.

Chiều tối đến lúc trăng gần lên, anh thấy một người toàn thân đen, xấu xí nhưng khỏe mạnh, cưỡi con ngựa cũng đen và to lớn lại đến xin trọ.

Vừng trời bỗng đỏ ửng, gió mát thổi lùa hương thơm của núi rừng tới, chim đậu nóc nhà ríu rít. Suối chảy mạnh chồm lên tảng đá như nói: "Mách anh, mách anh cho người nghỉ trọ".

Anh nông dân tự lòng mình thấy vui bèn ưng ý...


Nhưng lạ quá, sớm hôm sau dậy, anh không thấy người đó và con ngựa đâu cả, mà chỉ thấy ở chỗ ngủ có một cục sắt đen sì.

Anh mới ngẫm nghĩ đoán rằng hai người đến trước có lẽ là thần bạc, thần vàng. Anh nghĩ tiêng tiếc, nhưng con chim sau nhà hót: "Chả tiếc, chả tiếc" và con thú đầu ngõ kêu: "Cục sắt quý, cục sắt quý quý".

Anh liền lấy cục sắt mang ra làm cày, làm cuốc, khai phá ruộng nương. Mùa đến, những thảm lúa vàng óng ánh hiện ra. Trên mâm cơm anh ăn là những hạt gạo ngọc.

Từ đó, nhờ có sắt và làm ăn chăm chỉ, đời sống của anh khá dần lên.

Con gái đi qua nhìn anh vui vẻ, trẻ con thấy anh tíu tít bám xung quanh, người già thấy anh đều mững rỡ. Chim chóc thấy anh ca hót, líu lo, muông thú thấy anh nô đùa trong nắng, và con suối trong rừng kia cũng ngày đêm reo mừng như cuộn thác...

Con mụ Lường

Ngày xưa, có hai vợ chồng một người phú thương trẻ tuổi. Chồng thường rong buồm chạy khắp trong Nam ngoài Bắc và các nước xa xôi, chuyên bán hàng đi và cất hàng về...

Sự tích ông công ông táo

Ngày xưa, có hai vợ chồng son nhà nghèo. Họ đều sinh nhai bằng nghề làm thuê làm mướn. Tuy nghèo nhưng họ rất yêu nhau...

Nợ như chúa chổm

Vào thời nhà Lê, có một ông quan lớn trong triều tên là Mạc Đăng Dung có chí muốn cướp ngôi vua. Nhà vua biết được tin đó nhưng thế lực của Mạc rất lớn, ông ta cầm binh quyền, bè đảng lại đông nên không thể làm gì được...

Sự tích chú cuội cây đa

Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như lệ thường, Cuội vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi đến gần một con suối nhỏ, Cuội bỗng giật mình trông thấy một cái hang cọp...

Ông tướng gầy

Thuở xưa có một người thợ rừng lực lưỡng khoẻ mạnh. Cái rìu cái búa thông thường anh cầm lỏng tay, phải thuê thợ rèn đánh to bằng hai bàn tay xoè, dùng mới vừa sức...

Nàng tiên ốc

Chuyện xưa kể lại rằng, ở ngôi làng nọ có bà lão sinh sống, tuổi bà cũng đã cao, lại rất nghèo khó. Bởi vì làm lụng vất vả bao năm nên nhìn hình dáng của bà rất ốm yếu, gầy gò, nét mặt của bà thì luôn nhăn nhúm, lúc nào cũng có vẻ đượm buồn...

Sự tích sông Tô Lịch

Ngày xưa về đời nhà Lý có một ông vua bị bệnh đau mắt. Mấy ông thầy thuốc chuyên môn chữa mắt ở trong kinh thành cũng như ngoài nội thành đều được vời vào cung chạy chữa...

Gái ngoan dạy chồng

Ngày xưa có một người nhà giàu, vợ chết sớm, chỉ có độc một người con trai, đứa con vốn người xấu nết, đần độn, lại là tay chơi bời lêu lổng không chịu học hành hay làm ăn gì cả. Thấy con không lo nối nghiệp nhà, người nhà giàu rất buồn phiền...

Bụng làm dạ chịu

Ngày xưa, có một anh chàng vô công rồi nghề, ngày ngày chỉ biết ăn bám vợ và khoác lác. Người vợ rất lấy làm bực mình vì phải nai lưng ra làm nuôi chồng và ba đứa con...