Thần gỗ

Xưa kia, vùng này chỉ có đồi trọc, đồi tranh, đồi sim hoặc tre nữa. Không có gỗ, phải dựng lều mà ở. Mưa to gió lớn là lều đổ. Những nhà giàu có phải đi chặt gỗ ở rừng xa, đài tải về, công phu và tốn kém.

Nhà nọ có những tám người chui rúc trong một gian lều tranh chật chội. Một hôm, ông bố nằm mơ đi đến một cánh rừng gỗ quý, nào là lim, sến, táu,… những thứ này mà làm nhà thì không sợ mối mọt, cứng như sắt, không bao giờ hư hỏng. Ông ta ngắm nghía, nghĩ bụng:

– Giá ở vùng ta cũng có các thứ cây này thì hay biết bao nhiêu! Làm nhà mà ở, trăm năm vẫn bền!

Đang suy nghĩ, bỗng nghe có tiếng đàn sáo đâu đây. Ngoảnh lại nhìn thì thấy một bầy tiên nữ đang múa hát trên đám cỏ xanh non. Ông ta chưa kịp lánh đi thì một cô tiên chạy lại hỏi:

– Ông lão từ đâu đến đây? Có việc gì?

– Thưa, lão ở xa lắm. Lão đi tìm cây gỗ về làm nhà, đến đây lão thấy gỗ bạt ngàn, cây nào cây nấy cao to, thẳng tắp. Lão trông thích quá!

– Cả rừng đấy, tha hồ lão chặt. Muốn lấy cây nào, lão cứ chặt cây ấy!

– Nhưng lão ở xa, lão làm sao chở về được?

Một cô tiên khác nhìn ông tỏ vẻ thương cảm, rồi nói:

– Được rồi! Lão không phải vác về đâu! Ta cho cái hộp này, lão cầm về, sẽ có tất cả. Nhưng về đến nhà mới được mở.

Rồi cô tiên lấy trong tay áo ra một cái hộp đưa cho lão. Ông ta bỏ vào đẫy, trở về. Dọc đường, nghe mùi gỗ thơm từ trong hộp đưa ra, ông ta hết sức tò mò. Nhưng nhớ lời tiên dặn, ông ta nén được. Còn mấy cái dốc nữa thì về đến nhà, ông ta đặt đẫy ngồi xuống bờ suối nghỉ chân. Mùi gỗ thơm trong hộp bay ra ngào ngạt. Ông ta cầm cái hộp ngắm nghĩa một lúc. Không dừng được nữa, ông ta định bụng chỉ hé ra xem một tí rồi đóng lại ngay, chắc sẽ không sao.

Nào ngờ, nắp hộp vừa hé mở thì từ trong hộp, nào cột, kèo, hoành, xà, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống núi. Cầm cái hộp không trong tay, ông ta tiếc ngẩn ngơ. Đứng tần ngần một lúc, ông ta quay trở lại. Các tiên nữ vẫn còn ở đấy, đang múa hát cười đùa. Ông ta kể hết đầu đuôi và xin một hộp khác.

Cô tiên lớn nhất, đẹp nhất, nói:

– Lần này ta đưa cho lão những thứ quý gấp trăm gấp nghìn lần những thứ kia. Nhưng lão phải giữ lời hứa, nhất thiết về đến nhà mới được mở ra.

Cái hộp này nhẹ hơn nhiều, chỉ bằng hộp diêm, không đưa ra mùi gì cả, lắc nghe lốc cốc như hạt đỗ. Ông ta lại bỏ vào đãy, cảm tạ ra về, bụng bảo dạ sẽ không làm trái lời tiên dặn nữa.

Bỗng có tiếng chim hót sau túp lều, ông ta mở choàng mắt, tỉnh giấc. Thì ra là một giấc mơ. Vợ con đã đi nương rẫy cả. Lão nằm cố nhớ lại từng chi tiết một, càng nghĩ càng thấy lạ. Một ý nảy ra trong đầu ông ta:

– À, phải rồi! Những đồi này chưa có gỗ thì ta sẽ trồng gỗ. Có như thế mới có gỗ làm nhà. Các cô tiên cho ta cái hộp ấy là có ý bảo ta tìm hạt cây mà gieo trồng. Lúa khoai trồng được thì gỗ cũng phải trồng mới có. Không thể tự nhiên mà mọc.

Thế rồi, ông ta sai sáu người con mỗi người đi một hướng tìm hạt cây mang về. Không bao lâu, những đồi trọc, đồi tranh, đồi sim, tre nứa trước kia biến thành một khu rừng toàn gỗ quý. Không còn ai phải ở những túp lều lụp xụp như xưa nữa, mà ở nhà sàn cao ráo, rộng rãi như ngày nay.

Cảm kích trước công việc giá trị và ý nghĩa của ông, người dân trong bản đã gọi ông là Thần gỗ. để thể hiện sự kính trọng.

Cái cân thuỷ ngân

Ngày xưa, có một nhà làm nghề buôn bán, gian tham chế ra một cái cân cán rỗng, trong đổ thủy ngân, hai đầu bịt đồng, không ai biết. Khi cân hàng bán cho người ta thì dốc cán về đằng móc, còn khi cân hàng mua của ai thì dốc cán cân về đằng quả...

Cậu bé Tích Chu

Ngày xưa, có một bạn tên là Tích Chu. Bố mẹ Tích Chu mất sớm, Tích Chu ở với bà. Hàng ngày bà phải làm việc quần quật kiếm tiền nuôi Tích Chu, có thức gì ngon bà cũng dành cho Tích Chu. Ban đêm, khi Tích Chu ngủ thì bà thức quạt...

Truyện cổ tích quả bầu tiên

Ngày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo, nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, chăm sóc mọi người, mọi vật xung quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé....

Sự tích sông Nhà Bè hay là truyện Thủ Huồn

Ngày xưa ở Gia-định có một người tên là Thủ Huồn. Hắn xuất thân làm thơ lại. Trong hơn hai mươi năm luồn lọt trong các nha các ti, hắn đã làm cho bao nhiêu gia đình tan nát, bao nhiêu người bị oan uổng...

Gái ngoan dạy chồng

Ngày xưa có một người nhà giàu, vợ chết sớm, chỉ có độc một người con trai, đứa con vốn người xấu nết, đần độn, lại là tay chơi bời lêu lổng không chịu học hành hay làm ăn gì cả. Thấy con không lo nối nghiệp nhà, người nhà giàu rất buồn phiền...

Thần giữ của

Ngày xưa ở vạn Lai-triều thuộc trấn Sơn-nam có một người lái buôn nước ngoài sang ta sinh cơ lập nghiệp. Sau mấy chục năm nhờ có mánh khóe tích trữ: buôn lúc đầu mùa, bán khi giáp hạt, lãi mẹ đẻ lãi con, hắn trở nên giàu có lớn...

Nợ duyên trong mộng

Ngày xưa ở động Sơn-la thuộc Hưng-hóa có một chàng trẻ tuổi tên là Chu sinh. Bố mẹ mất sớm, chàng được chú đưa về nuôi cho ăn học. Nhưng người chú yêu dấu cháu bao nhiêu thì người thím lại ghét bỏ bấy nhiêu...

Sọ Dừa

Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con...

Cường Bạo đại vương

Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trẻ tuổi làm nghề mò tôm bắt cá tại vùng sông Bồi. Tuy quanh năm chỉ che thân một mảnh khố rách, chui rúc trong một túp lều ven sông, nhưng anh vẫn vui vẻ làm ăn, miệng luôn ca hát...