Thỏ Nâu xử kiện

Ngày ấy, ở một làng nọ có một anh nhà giàu sống sung sướng trong lụa là gấm vóc. Cạnh nhà anh ta là túp lều của hai vợ chồng nông dân nghèo. Hai nhà tuy có hoàn cảnh khác nhau nhưng lại xây dựng được tình xóm giềng rất tốt. Họ thường qua lại nói chuyện với nhau.

Một hôm có anh thương gia là bạn của anh nhà giàu sang nhà anh nhà nghèo chơi. Ngồi nói chuyện một lúc thì mọi người ngửi thấy mùi xào nấu từ bếp anh nhà giàu bay sang. Vợ anh nhà nghèo nói:

 - Vợ chồng nhà tôi ăn cơm đúng vào lúc bếp nhà anh nhà giàu xào rau, rán cá thơm phức. Ngửi mùi xào nấu đó chúng tôi chẳng cần ăn cũng thấy no rồi. Anh thấy đấy, cả hai vợ chồng tôi đều béo tốt thế này cơ mà.

Người đấy nghe xong liền kể lại cho anh nhà giàu nghe. Nghe xong anh nhà giàu mới hiểu là tại sao nhà mình ăn toàn những món ngon mà chẳng bao giờ thấy có mùi vị, cả nhà ăn đều không thấy ngon và ngày càng gầy đi. Thế là anh nhà giàu giận anh nhà nghèo ra mặt. Còn anh nhà nghèo thì không hiểu tại sao ông bạn láng giềng giàu có của mình tự dưng lại ghét mình đến thế.

Anh nhà giàu nghĩ: Phải làm cho ra nhẽ vụ này". Vì thế tức tốc vào kinh thành kính cẩn tâu vua câu chuyện trên. Vua cho gọi anh nhà nghèo đến hỏi:

 - Chuyện anh nhà giàu nói thế có đúng không?

 - Đúng ạ - Anh nhà nghèo trả lời: Chúng con ngửi mùi thịt, cá nấu nướng ở bếp nhà hàng xóm bay sang và ăn cơm nhà mình ạ.

Nhà vua nghĩ mãi không biết xử trí thế nào bèn nổi trống triệu tập triều đình và dân chúng lại tuyên bố:

 - Ai xử được vụ kiện giữa anh nhà giàu và anh nhà nghèo ta sẽ phong cho làm tể tướng.

Cả nước lan truyền lệnh vua nhưng chưa thấy ai nhận xử vụ này. Sứ giả nhà vua đi mãi, cuối cùng gặp được thỏ nâu. Thỏ nâu hỏi:

 - Bác sứ giả ơi, có chuyện gì xảy ra vậy?

 - Nhà vua đang rất bối rối vì có anh nhà giàu và anh nhà nghèo kiện nhau. Vua sai tìm người tài giỏi xử giúp. Nếu ai xử được sẽ được phong làm tể tướng - Sứ giả trả lời.

 - Hãy về thưa với nhà vua rằng tôi sẽ xử được vụ này - Thỏ vừa nhai rau ráu cà rốt vừa trả lời.

 - Vậy thì đi ngay thôi.

Thỏ nâu theo sứ giả vào cung. Nghe sứ giả tâu là có một con thỏ muốn nhận xử vụ này, nhà vua rất ngạc nhiên. Nhưng rồi nhà vua cũng đồng ý và ra lệnh cho thỏ:

 - Nhà ngươi phải xử cho công bằng để dân chúng được thấy. Nếu xử không công bằng ra sẽ chém đầu nhà ngươi.

 - Cái đó tuỳ ngài - Thỏ nâu trả lời.

Thỏ nâu ngồi lên ghế quan toà và bắt đầu xét xử. Thỏ cho gọi anh nhà giàu và vợ chồng anh nhà nghèo đến. Thỏ hỏi anh nhà giàu trước:

 - Theo anh mùi vị thức ăn mà anh nhà nghèo ngửi phải trả với giá bao nhiêu?

Anh nhà giàu ngãi tai, mãi mới ấp úng trả lời:

 - Tôi nghĩ phải đáng trăm đồng bạc, không kém.

Thỏ quay sang anh nhà nghèo hỏi:

 - Có phải vợ chồng anh ăn cơm vào lúc bếp nhà hàng xóm bốc mùi xào rán thức ăn không?

 - Đúng đấy ạ - anh nhà nghèo trả lời - Chúng tôi ăn cơm vào lúc đó. Ông biết không mùi thức ăn của họ bay lên ngào ngạt.

 - Thế anh có vào nhà hàng xóm khi họ xào nấu thức ăn không?

 - Không bao giờ.

Thỏ quay ra chất vấn anh nhà giàu:

 - Anh nhà nghèo nói không sai chứ.

 - Không sai. Anh ta không đến bao giờ - Anh nhà giàu trả lời.

Thỏ nâu quay lại chỗ nhà vua, xin cho mượn trăm đồng bạc và ra lệnh lấy rèm vải ngăn phòng xử ra làm đôi, một bên anh nhà nghèo ngồi, một bên anh nhà giàu ngồi, sau đó Thỏ đưa tiền cho anh nhà nghèo:

 - Hãy đếm đi, đếm to vào. Thỏ bảo: Còn anh nhà giàu, hãy chú ý nghe tiếng đếm.

Anh nhà nghèo đếm: "Một, hai, ba,..., một trăm".

Khi đấy Thỏ nói với anh nhà giàu:

 - Thế nào, ông nhận đủ một trăm rồi chứ.

Rồi Thỏ quay ra nói lớn:

 - Anh nhà nghèo chỉ ngửi mùi thức ăn mà không được ăn nên đã trả tiếng đếm tiền cho anh nhà giàu. Như vậy là công bằng. Phiên toà kết thúc.

Lúc chuẩn bị ra về, Thỏ nâu bảo:

 - Những chuyện lặt vặt như thế này các ngươi phải tự giải quyết lấy, không phải chuyện gì cũng đưa nhau ra tòa xét xử mất thời gian công sức mà lại mất cả tình hàng xóm láng giềng nữa.

Hai người gật đầu xin hứa sẽ sống tốt hơn để không làm phiền ai và giữ được tình người.

Duyên nợ tái sinh

Ngày xưa, có một anh học trò trẻ tuổi nhà nghèo xơ nghèo xác. Vì có cha mẹ già, anh phải lang thang đây đó làm nghề gõ đầu trẻ để nuôi thân và nuôi cha mẹ. Mãi về sau, anh được một phú ông ở một làng nọ mời về "ngồi" tại nhà...

Nợ như chúa chổm

Vào thời nhà Lê, có một ông quan lớn trong triều tên là Mạc Đăng Dung có chí muốn cướp ngôi vua. Nhà vua biết được tin đó nhưng thế lực của Mạc rất lớn, ông ta cầm binh quyền, bè đảng lại đông nên không thể làm gì được...

Đồng tiền Vạn Lịch

Ngày xưa ở huyện Thanh Trì có một anh chàng học trò nghèo họ Nguyễn. Anh ta mồ côi cha, nhà cửa sa sút. Người mẹ làm nghề chống đò ngang cố nuôi cho con ăn học...

Thạch Sanh - Lý Thông

Xưa ở quận Cao Bình có gia đình bác tiều phu Thạch Nghĩa, vợ chồng tuổi cao mà vẫn không con. Ông bà lo buồn và ra sức làm việc nghĩa. Ông thì sửa cầu, sửa cống, khơi rãnh, đắp đường. Bà thì nấu nước cho người qua đường uống...

Sự tích hòn Vọng Phu

Ngày xưa, có đôi vợ chồng nghèo sinh được hai mụn con: đứa lớn là trai mười một tuổi, đứa bé là gái lên sáu tuổi. Mỗi lần hai vợ chồng đi làm đồng hay đi đâu vắng, thường để hai con ở lại nhà, dặn anh trông nom em gái...

Âm dương giao chiến

Ngày ấy, có một trận mưa lụt rất dữ dội, khúc đê ở xã Thọ-triền bị vỡ, mùa màng hư hại, nhà cửa, súc vật trôi nổi theo dòng nước bạc...

Ông tướng gầy

Thuở xưa có một người thợ rừng lực lưỡng khoẻ mạnh. Cái rìu cái búa thông thường anh cầm lỏng tay, phải thuê thợ rèn đánh to bằng hai bàn tay xoè, dùng mới vừa sức...

Gái ngoan dạy chồng

Ngày xưa có một người nhà giàu, vợ chết sớm, chỉ có độc một người con trai, đứa con vốn người xấu nết, đần độn, lại là tay chơi bời lêu lổng không chịu học hành hay làm ăn gì cả. Thấy con không lo nối nghiệp nhà, người nhà giàu rất buồn phiền...

Cậu bé Tích Chu

Ngày xưa, có một bạn tên là Tích Chu. Bố mẹ Tích Chu mất sớm, Tích Chu ở với bà. Hàng ngày bà phải làm việc quần quật kiếm tiền nuôi Tích Chu, có thức gì ngon bà cũng dành cho Tích Chu. Ban đêm, khi Tích Chu ngủ thì bà thức quạt...