Tôi yêu

Tôi tập yêu cuộc sống lại từ đầu, không phải theo một cách mới, mà yêu theo một lối cũ như trước. Khi tôi nhận ra những thói quen tốt đẹp đang dần rời xa mình, tôi hoảng hốt…

Tập lại một thói quen cũ không phải là một điều khó khăn.

Tôi yêu những buổi sớm mặt trời chưa nhô cao, khi những ánh nắng đầu tiên chưa kịp soi vào mặt người, không gian đầy màu xám. Bầu không khí theo những khoảng thời gian, có khi lạnh nhè nhè, có khi lạnh buốt nhưng đều mang lại cảm giác nhẹ nhàng, phơi phới. Một buổi sớm đẹp.

Tôi yêu những ngày gió lộng, những lo toan, những muộn phiền, những nghĩ suy… dường như trôi theo hướng gió. Dễ chịu lạ.

Tôi yêu tất cả những cành cây, ngọn cỏ, đóa hoa… trên đường về nhà. Mỗi ngày chúng lại khác đi, xinh đẹp hơn, mới lạ hơn và thu hút hơn. Tôi thích chầm chậm đi về nhà trên đoạn đường dài để có thể nhìn hết những thứ xinh đẹp xung quanh mình, để biết rằng mình thật hạnh phúc.

Tôi yêu góc quán tôi hay ngồi một mình, chậm chạp gặm nhấm sự cô đơn, chậm chạp quan sát sự sống trước mắt mình, và chậm chạp suy nghĩ.

Tôi yêu bờ biển của tôi. Lạ. Tình yêu ấy ngày một dầy thêm. Có lẽ biển đã cất giữ quá nhiều những kỷ niệm và những ưu tư của tôi. Những mối dây tình cảm của tôi đều hướng về biển: những mối tình, những lần cô đơn, bạn bè,… Làm sao tôi diễn tả cho hết cảm xúc của mình mỗi lần ngồi ngắm biển hay những lần tôi thả bộ trên dãi cát quyện chặt phù sa. Làm sao mà tôi biết tôi lại yêu biển nhiều đến thế…

Tôi yêu những lần nhói đau. Những lần tôi khóc nức nở vì vấp ngã. Và tôi biết mình hãy còn bé nhỏ lắm, phải cố gắng nhiều hơn nữa, tôi ơi!

Tôi yêu những bài thơ tôi viết, dẫu không hay nhưng làm tôi thỏa ý thích xếp vần và giãi bày cảm xúc. Tôi thích đọc thơ và dễ xúc động trước thơ, dù sự thực tôi học văn không giỏi lắm.

Sẽ không bao giờ kể được hết những điều mà mình yêu, vì cuộc sống có quá nhiều thứ khiến mình phải lưu tâm và lưu luyến. Khi mình còn yêu, nghĩa là mình không hời hợt, không vô tâm và không nhàn nhạt. Tôi tin như thế.

Nói ra những điều mình yêu, để biết sống thú vị như thế nào.

Hai ông cháu

Xưa có một ông cụ già nua tuổi tác, mắt mờ, tai nặng, chân tay run lẩy bẩy. Khi ngồi ăn, cụ cầm thìa không vững, đánh đổ xúp ra khăn bàn; xúp rơi ra cả ngoài miệng. Con trai và con dâu thấy thế lấy làm tởm, tống cụ ra ngồi một xó...

Hãy suy nghĩ

Năm 1889, Rudyard Kipling – nhà văn được giải Nobel Văn học năm 1907, đã từng nhận một lá thư từ chối của hội đồng chấm thi San Francisco: “Tôi rất lấy làm tiếc, thưa ông Kipling, nhưng quả thực ông không biết cách sử dụng tiếng Anh.”

Những dòng chữ từ người mẹ …

Enricô ơi! Thế là năm học hết rồi! Con sắp phải từ giã thầy con, bạn con. Nhân tiện mẹ cho con biết một tin buồn: cuộc từ biệt ấy không phải chỉ trong hai tháng rưỡi đâu, mà là suốt đời...

Thử yêu lần nữa

Xét về tình cảm, họ yêu nhau. Nhưng về lý trí, rõ ràng, Tony không phải mẫu hình lý tưởng của cô.

Em say nắng anh mất rồi!

Nếu thấy mình đang say nắng một người, hãy cứ vui, vì điều đó chứng tỏ rằng trái tim, vẫn còn biết rung động với thương yêu nhiều lắm.

Báu vật tiềm ẩn

Ông cụ Donovan là một người bẳn tính và không ưa trẻ con. Ông thường la rầy mỗi khi chúng tôi đến gần khu vườn nhà ông.

Người thầy tuyệt nhất

Câu chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước. Lúc đó, cô Thompson đang dạy tại trường tiểu học của thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ...

Tan vỡ hoặc tỏa sáng

Những nghịch cảnh có thể được coi như những viên đá mài của cuộc sống. Tuy nó nhằm để đánh bóng khiến bạn tỏa sáng, nhưng cũng có khả năng khiến bạn đau đớn hoặc tan vỡ.

Điều chúng tôi không nói

Con trai Joey của tôi khi mới sinh đã có dị tật bẩm sinh ở chân. Các bác sĩ cam đoan với chúng tôi rằng sau khi chữa trị cậu bé có thể đi lại bình thường được, nhưng để chạy nhảy thì sẽ rất khó khăn.