Truyền thuyết về cái nồi

Trong một quả đồi lớn ở Arnol gần làng Barvas có rất nhiều ma quái. Bọn chúng thường đi bộ đến chơi nhà một gia đình nông dân ở ngay dưới chân núi cách quả đồi không xa. Bọn ma quái và gia đình nông dân này vẫn dùng chung một cái nồi để nấu thức ăn. Cái nồi đó không phải của bọn ma quái, mà là của riêng gia đình người nông dân. Mỗi khi cần chiếc nồi, bọn ma quái đến mượn, thì ông chủ nhà hoặc người nào đó trong gia đình đưa tận tay cho chúng và không bao giờ để bọn chúng tự tiện lấy đi. Cả hai bên đã quy ước với nhau bằng một lời chú. Chủ nhà mỗi khi cho bọn ma quái mượn nồi thì phải đọc lời chú đã quy ước đó, và bọn chúng sẽ phải trả lại chiếc nồi, ngay sau khi dùng xong. Nhưng nếu chủ nhà quên không đọc lời chú, thì bọn ma quái sẽ coi như không đến mượn nồi, và chúng sẽ không những không trả lại nó cho chủ nhà đúng hẹn, mà cũng không trả lại nữa. Lời chú đó như thế này:

“Cái nồi này để ninh xương
Khi nào xong thì trả lại
Đừng lỗi hẹn gây điều lo ngại
Cái nồi này dùng mãi với nhau
Người nấu trước, kẻ nấu sau
Làm sao giữ mỗi tâm giao hai nhà
Đường đi nào có cách xa!”

Thời gian cứ thế qua đi. Mối quan hệ giữa bọn ma quái ở trong quả đồi và gia đình người nông dân ngày càng trở nên thân thiện.

Thế rồi, bỗng nhiên một hôm, ông chủ nhà đi vắng. Ông phải vào thành phố để dự lễ cầu nguyện cho một người bạn vừa mới qua đời. Đúng hôm đó, bọn ma quái đến mượn nồi. Chỉ có vợ ông ta ở nhà. Vì đang bận nướng bánh mì trong lò, kho đưa nồi cho bọn ma quái, bà chủ nhà đã quên không đọc lời chú quy ước.

Nhân đây, tôi cũng xin kể thêm với các bạn. Đã từ lâu nay, bọn ma quái có ý định muốn chiếm cái nồi này của người nông dân để làm của riêng, vì thế lần nào chúng cũng để ý, xem chủ nhà có quên đọc lời chú đã quy ước hay không. Bây giờ bọn chúng rất mừng rỡ và đã tận dụng được cơ hội này để ăn cướp cái nồi. Khi dùng xong, chúng sã không thèm mang trả lại cái nồi cho gia đình người nông dân nữa.

Khi người nông dân trở về nhà, thì được người vợ nói cho biết là bọn ma quái đã đến mượn nồi. Ông ta cứ nghĩ là bọn ma quái sẽ đem trả lại cái nồi như mọi lần. Vì thế, ông giết một con cừu béo và nói với vợ.

– Mẹ nó này, ngày mai bà hãy ninh cái vai con cừu này cho tôi! Bọn chúng cũng sắp phải mang trả lại chúng ta cái nồi rồi đấy!

Nhưng cả ngày hôm ấy, họ vẫn không thấy bóng dáng bọn ma quái ở trên đồi xuống mang trả lại cái nồi.

– Thật là lạ lùng, – ông chủ nhà nhận xét, – Có bao giờ bọn chúng lỡ hẹn với ta đâu.

Lại một ngày nữa qua đi. Bọn ma quái vẫn không mang trả nồi. Đến ngày thứ ba, vợ người nông dân đành phải nói thật với chồng:

– Ôi, ông nó ơi! Trong lúc đưa nồi cho bọn chúng, tôi đã quên không đọc lời chú rồi, vì lúc ấy tôi đang túi bụi với lò bánh mì. Bây giờ thì tôi tin là bọn chúng sẽ không mang trả lại cái nồi cho chúng ta đâu. Chúng ta không cần phải ngồi chờ làm gì. Tôi sẽ đến chỗ bọn chúng ở trong quả đồi kia để đòi lại cái nồi!

Nói xong, bà tất tả đi ngay lên quả đồi!

Khi đến nơi ở của bọn ma quái, vợ người nông dân thấy cửa hang đã mở rộng. Bà nhìn vào trong hang và trông thấy cái nồi của gia đình treo ở cửa ra vào. Vốn dã bực bọn ma quái về chuyện không đem trả lại gia đình bà cái nồi, bây giờ bà lại trông thấy bọn chúng treo nó ngay ở cửa, cho nên bà càng bực tức hơn. Bà bước vào trong hang khi bọn chúng đang ngồi trong đó. Bà không thèo chào hỏi, không nói không rằng, bà giật phắt cái nồi và đi thẳng ra khỏi hang. Bà nghe thấy bọn ma quái nói với nhau:

– Cái bà câm kia, cái bà câm kia! Bà ta đã đến đây từ thế giới của loài người mà vẫn cứ giả câm, giả điếc! Nào, lũ chó! Chúng bay ra cướp lại cái nồi đem lại đây! Chúng ta cho tui bay cái mạng mụ già đó!

Lập tức những con chó dữ vừa được tháo xích, chạy bổ ra khỏi hang, đuổi theo vợ người nông dân. Chỉ trong nháy mắt, lũ chó dữ đã cướp được cái nồi và tha vào trong hang. Sau đó, chúng cắn xé người đàn bà tội nghiệp. Bà cố gắng gượng hết sức để vùng chạy khỏi nanh vuốt của bọn chúng. Nhưng chạy về đến nhà, bà đã kiệt sức, ngã lăn trước cửa nhà và qua đời, chưa kịp kể lại cho chồng con nghe chuyện “những người hàng xóm” trong quả đồi kia đã làm gì đối với bà.

Nhưng nhìn thấy những vết chó cắn xé và máu chảy đầm đìa trên mình vợ, người nông dân hiểu rằng, chính bọn ma quái ở trên quả đồi đã gây nên cái chết của vợ ông. Ông nổi giận đùng đùng, chạy thẳng vào trong bếp, vác ra một con dao phay to và sáng loáng, rồi lao thẳng lên quả đồi, sau đó ông và những đứa con, vừa khóc vừa chửi, tay lăm lăm dao búa.

Nhưng đến nơi, người nông dân đã không tìm được chỗ ở của bọn ma quái. Cửa hang đã đóng chặt từ bao giờ. Ông vừa vung dao chặt cây, chém đá và vừa chửi rủa lũ ma quái, nhưng không thấy bọn chúng đáp lại. Có lẽ bọn ma quái đã vội vã chuyển chỗ ở đến nơi khác rồi chăng?

Sau đó, người nông dân đốt ngôi nhà đang ở, và chuyển về trong làng, sống gần với mọi người, khi ông đã chôn cất chu đáo người vợ hiền lành và tội nghiệp của mình. Nhưng mỗi lần, cha con ông đi qua quả đồi đó, họ đều mang dao sắc bên người, hy vọng sẽ gặp lại bọn ma quái này để trả thù. Nhưng từ đó, họ không còn trông thấy bóng dáng bọn chúng đâu nữa.

Sau này, có người kể lại, một hôm người tiều phu đã tìm thấy cái nồi to và đẹp trong một cái hang sâu và lạnh trên quả đồi. Nhưng không ai biết đó là cái nồi của gia đình người nông dân trước đây. Chính tôi cũng đã được trông thấy cái nồi đó. Nó chỉ còn là những miếng sắt vụn đã cháy xém. Bỗng nhiên, không hiểu sao, tôi lại nhớ đến lời chú kỳ quặc mà người nông dân và bọn ma quái đã quy ước với nhau:

“Cái nồi này để ninh xương
Khi nào xong thì trả lại
Đừng lỗi hẹn gây điều lo ngại
Cái nồi này dùng mãi với nhau
Người nấu trước, kẻ nấu sau
Làm sao giữ mỗi tâm giao hai nhà
Đường đi nào có cách xa!”

Truyện cổ tích Tấm Cám

Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị tên là Tấm, em tên là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, sau đó mấy năm cha Tấm cũng qua đời, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám...

Chử Đồng Tử và Tiên Dung

Thời Hùng Vương thứ ba có một người con gái nhan sắc như tiên, đặt tên là Tiên Dung. Tiên Dung rất đẹp, song tự nguyện không lấy chồng, chỉ ham thích phong cảnh, thường đi du lịch khắp nơi trong nước...

Đồng tiền Vạn Lịch

Ngày xưa ở huyện Thanh Trì có một anh chàng học trò nghèo họ Nguyễn. Anh ta mồ côi cha, nhà cửa sa sút. Người mẹ làm nghề chống đò ngang cố nuôi cho con ăn học...

Trạng nguyên Giáp Hải

Trạng nguyên Giáp Hải là một nhân vật lịch sử có thật thời nhà Mạc, được ghi chép trong Đại việt sử ký toàn thư. Tuy xuất thân nghèo khổ, nhưng sự kiên trì học tập và tài năng của ông đã được lịch sử ghi nhận và lưu truyền trong dân gian...

Em bé thông minh

Ngày xửa ngày xưa, thưở ấy ở nước ta đang cần người hiền tài giúp nước, các quan trong triều cũng đã già cả rồi, sức không còn nhiều, nhà Vua bèn sai một viên quan đi dò la khắp nước để tìm ra người tài giỏi cùng vua lo toan việc nước...

Người cưới ma

Ngày xưa có một anh đồ họ Lê, nhà nghèo khó, phải bỏ đi các nơi làm nghề gõ đầu trẻ. Về sau anh được một phú ông một làng nọ đón về “ngồi” ở nhà để cho con khỏi đi học xa...

Cường Bạo đại vương

Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trẻ tuổi làm nghề mò tôm bắt cá tại vùng sông Bồi. Tuy quanh năm chỉ che thân một mảnh khố rách, chui rúc trong một túp lều ven sông, nhưng anh vẫn vui vẻ làm ăn, miệng luôn ca hát...

Trí khôn của ta đây

Một ngày nọ, có con cọp rất lớn từ trong rừng sâu đi ra ngoài, nó trông thấy ở ngay thửa ruộng cạnh rừng có bác nông dân cùng con trâu mộng chăm chỉ cày cuốc...

Sự tích hòn Vọng Phu

Ngày xưa, có đôi vợ chồng nghèo sinh được hai mụn con: đứa lớn là trai mười một tuổi, đứa bé là gái lên sáu tuổi. Mỗi lần hai vợ chồng đi làm đồng hay đi đâu vắng, thường để hai con ở lại nhà, dặn anh trông nom em gái...