Vì sao độ nóng và độ lạnh ở Bắc bán cầu biến đổi lớn hơn Nam bán cầu?

Trong một năm nhiệt lượng ánh nắng Mặt Trời chiếu xuống Bắc bán cầu và Nam bán cầu gần như nhau. Điểm khác nhau chỉ là mùa hè ở Bắc bán cầu ít hơn mùa hè ở Nam bán cầu, mùa đông ở Bắc bán cầu dài hơn mùa đông ở Nam bán cầu. Nhưng sự biến đổi nhiệt độ của Bắc bán cầu và Nam bán cầu lại khác nhau rất lớn. Bắc bán cầu biến đổi nhiều còn Nam bán cầu biến đổi ít.

Các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu hoàn toàn ngược nhau. Khi Bắc là mùa hè nhận nhiệt lượng Mặt Trời nhiều nhất thì Nam là mùa đông nhận nhiệt lượng ít nhất. Tháng giêng hằng năm có thể tiêu biểu cho mùa lạnh nhất của Bắc thì đó lại là thời kỳ Nam nóng nhất. Tháng 7 là mùa nóng nhất của Bắc thì đó là thời kỳ Nam lạnh nhất.

Theo nguyên lý, mặt đất nhận được nhiệt lượng giống nhau nhiệt độ sẽ tăng lên giống nhau. Nhưng trên thực tế tháng giêng ở Bắc và tháng 7 ở Nam, tháng 7 ở Bắc và tháng giêng ở Nam nhiệt độ lại khác nhau rất nhiều. Trước hết lấy nhiệt độ bình quân của một bán cầu để xét. Tháng giêng Bắc bán cầu là 8,1°C, tháng 7 là 22,4°C, cách nhau 13,4°C, tháng giêng ở Nam bán cầu là 17°C, tháng 7 là 9,7°C chỉ chênh nhau 7,3°C. Ta lại lấy nhiệt độ bình quân của vĩ độ riêng biệt để xét, ví dụ 40 vĩ độ Bắc tháng giêng là 5°C, tháng 7 là 24°C, chênh nhau 19°C, 40 vĩ độ Nam tháng giêng là 15,6°C, tháng 7 là 9°C, chỉ chênh nhau 6,6°C. Cuối cùng lấy nhiệt độ bình quân của những chỗ cá biệt mà xét. Ví dụ tháng giêng ở Bắc Kinh là - 4,7°C, tháng 7 là 26°C, chênh nhau 30,7°C. Ở Morbon (miền Nam Ôxtrâylia) tháng giêng là 20,6°C, tháng 7 là 9,8°C chỉ chênh nhau 10,8°C.

Tình hình trên đây chứng tỏ tuy cùng một điều kiện bức xạ ánh nắng Mặt Trời, nhưng lạnh nóng lại biến đổi rất khác nhau. Đó là vì nguyên nhân gì? Nguyên nhân là nhiệt lượng bức xạ của ánh nắng Mặt Trời tuy là nguồn gốc làm cho nhiệt lượng không khí nóng lên, nhưng trực tiếp ảnh hưởng đến sự biến đổi nóng lạnh của không khí lại là nhiệt lượng bức xạ của mặt đất nhiều hay ít. Mặt đất tiếp thu nhiệt lượng của Mặt Trời đồng thời lại không ngừng thải nhiệt. Tình trạng mặt đất nhận và thải nhiệt rất phức tạp, đó là vì trên mặt đất tồn tại nhiều loại đất đá có tính chất khác nhau. Ví dụ nước, đá, đất, cây cối, nhà ở, v.v. những vật này tiếp thu năng lượng Mặt Trời không giống nhau. Lấy lục địa và hải dương để nói, vì nhiệt dung của chúng khác nhau, cho nên tình hình hấp thu và nhả nhiệt, phương hướng truyền nhiệt rất khác nhau. Do đó sự biến đổi nhiệt trên biển rất ít, còn sự biến đổi nhiệt trên đất liền luôn rất lớn.

Diện tích của Bắc bán cầu và Nam bán cấu là tương đương, nhưng sự phân bố biển và lục địa trên hai bán cầu lại rất khác nhau. Bắc bán cầu lục địa rất lớn. Diện tích lục địa trên Bắc bán cầu chiếm 39% tổng diện tích bán cầu, còn diện tích biển chiếm 81%. Vì diện tích biển Nam bán cầu lớn, về mùa hè khi Mặt Trời chiếu nắng rất mạnh, nước biển đã tích trữ một lượng nhiệt rất lớn. Còn mùa đông Mặt Trời yếu ớt thì nước biển lại nhả ra rất nhiều nhiệt. Như vậy khiến cho mùa hè ở biển không nóng quá, mùa đông không lạnh quá. Sự biến đổi nhiệt trong một năm không lớn như Bắc bán cầu.

Vì sao phải cảnh báo nguy cơ nước ngọt có tính toàn cầu?

Theo điều tra năm 1995 của Tổ chức Nông lương thực Liên hợp quốc, hiện nay lượng nước ngọt hàng năm thế giới dùng là 4.130 tỉ m3.

Vì sao cần dùng nước ấm để hoà tan bột giặt có thêm enzim?

Ngày nay trên thị trường có bán nhiều loại bột giặt có pha thêm enzim để giặt tẩy các vết mồ hôi, vết sữa, vết máu hoặc nước tiểu rất có hiệu quả, nên...

Thế nào là bí mật "Tunguska"?

Khoảng 7 giờ sáng ngày 30 tháng 6 năm 1908, vùng Tunguska miền trung Siberi Nga có một quả cầu lửa còn sáng hơn cả Mặt Trời ù ù rơi xuống theo góc...

Tại sao làm ống khói cao lại tốt hơn ống khói thấp?

Bất kể là ống khói của các nhà máy hay ống khói lò sưởi trong các gia đình đều được làm rất cao. Tại sao lại như vậy?

Sao chổi đâm nhau là thế nào?

Năm 1994 lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, hàng nghìn, hàng vạn người tận mắt nhìn thấy một sự kiện trong vũ trụ xưa nay chưa hề xảy ra, đó là sao...

Vì sao khi chạy, tim đập nhanh hơn?

Tim giống như một cái bơm tự động, ngày đêm không ngừng co bóp, đưa máu chứa ôxy và chất bổ đến khắp cơ thể. Khi ngủ hoặc nghỉ ngơi, lượng máu từ tim...

Vì sao phải đưa kính viễn vọng Hapbơn lên vũ trụ?

Kính viễn vọng Hapbơn (Hubble) mang tên nhà thiên văn Mỹ. Ngày 25 tháng 4 năm 1990, kính viễn vọng Hapbơn được máy bay vũ trụ "Phát hiện" đưa vào vũ...

Tại sao người đi Trăng cũng đi theo?

Nhiều người đã từng tự nhận thấy hiện tượng sau khi bước đi dưới ánh trăng, những vật thể ở đằng xa lùi dần về phía sau còn vầng trăng dường như lại đi theo bước chân người...

Tại sao cầu Triệu Châu qua hơn một nghìn năm mà vẫn rất vững chắc?

Cầu Triệu Châu nằm ở vùng Triệu Châu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, xây từ năm 591-599, vào khoảng thời gian trị vì của vua Khai Hoàng đời Tuỳ, cách đây đã...