Bí ẩn Kim Tự Tháp Ai Cập

Kim Tự Tháp Ai Cập là những mộ thất nơi các vua chúa Ai Cập yên nghỉ ngàn thu. Đến nay đã phát hiện có khoảng 80 ngôi mộ, trong đó kim tự tháp nổi tiếng nhất chính là Kim Tự Tháp của Khufu (Cheops). Đáy các cạnh dài 230m (nay còn 227m), nguyên chiều cao của tháp là 146,5m (nay còn 137m), góc đáy của tháp là 51o51’, chiếm diện tích khoảng 52.900m2. Tháp này được xây bằng 2.300.000 tảng đá.

Cách thiết kế và kiến tạo của kim tự tháp có liên quan rất nhiều đến số học, hình học, địa lý học và thiên văn học, thậm chí chúng ta phải công nhận rằng nền văn minh khoa học thời đó đã vượt hẳn trình độ chúng ta hiện nay. Các kim tự tháp được xây nên từ thế kỷ 27 TCN xa xưa, lúc đó người Ai Cập chỉ mới biết phương trình Thales và họ hoàn toàn không biết tính chất góc vuông trong tam giác vuông, nói chi đến giản lược của các phân số.

Và hơn thế nữa, vào thời đó, các công cụ bằng sắt, thuốc nổ, bánh xe, trục quay tời vẫn chưa được phát minh. Trong điều kiện thiếu thốn và kém phát triển như vậy, lẽ ra họ không thể nào có các công trình kỹ thuật tuyệt đỉnh hoặc tinh xảo được, thế mà họ đã tính toán chính xác đến mức sai số ở chiều dài cạnh các kim tự tháp chưa đến 20cm, còn sai số của chiều cao góc đông nam với góc tây bắc chỉ dao động 1,27cm. Nếu căn cứ trên điều kiện làm việc lúc bấy giờ, các nhà khoa học đã tính ra rằng ít nhất phải có khoảng 10 triệu người làm việc cật lực trong 10 năm. Cũng nên biết rằng dân số toàn thế giới lúc đó chỉ có 20 triệu mà thôi.

Ngoài ra, kết cấu của các kim tự tháp hết sức hợp lý, chính vì vậy mà dù trải qua hàng trăm n gàn năm với biết bao biến cố: lũ lụt, động đất, thiên tai mà các kim tự tháp vẫn đúng uy nghi sừng sững, không hề bị biến dạng.

Mỗi kim tự tháp đều được sắp xếp theo vị trí của một ngôi sao nào đó; chẳng hạn như kim tự tháp Khufu có bình phương chiều cao vừa bằng diện tích tam giác của mỗi mặt tháp; nếu ta lấy chiều dài tổng cộng của 4 cạnh đáy chia cho 2 lần chiều cao sẽ được 3,14 tương đương giá trị của số pi, và nếu lấy chiều cao nhân với 1 tỷ thì tương đương khoảng cách từ mặt trời đến trái đất thành 2 phần đồng đều nhau: đại dương và lục địa. Nói tóm lại, kim tự tháp là một công trình kiến trúc thể hiện trình độ khoa học kỹ thuật tuyệt vời và cực kỳ tinh túy, đấy cũng là kết tinh của trí tuệ phi thường.

Các nhà khoa học ngành kiến trúc đến nay vẫn không khỏi bàng hoàng vì họ cho rằng ngày nay dù qui tụ hết mọi kiến trúc sư ưu tú nhất trên thế giới và sử dụng những thiết bị tối tân nhất, chúng ta vẫn khó lòng hoàn thành được một công trình uy nghiêm và thần bí đến vậy.

Xem thêm