Truyện danh nhân #3

Một điều đơn giản

Trên chuyến tàu từ Châu Âu sang Mỹ, mọi người đều mệt mỏi vì bị sóng biển nhồi lắc. Riêng có một người gương mặt thật bình thản ngồi hút thuốc, nghe nhạc. Mọi người thêm thán phục khi biết được đó chính là Albert Einstein (1879 – 1955). Một người mạnh dạn hỏi:

– Thưa ngài, trong thuyết tương đối, nhiều và ít được hiểu như thế nào ạ?

– Ồ, có gì đâu. Đơn giản thế này nhé: mấy trăm cọng tóc trên đầu là ít. Nhưng trong một chén nước uống mà chỉ có vài ba cái tóc cũng là nhiều.

 

***

Có lý

Mác Xlê-pho, một hoạ sĩ nổi tiếng tâm sự với bạn bè về lý do mình chọn ngành hội hoạ:

-Tôi chọn ngành này từ năm 11 tuổi. Thoạt đầu tôi muốn trở thành ca sĩ, nhưng suy đi nghĩ lại, tôi thấy nếu ca sĩ mà bị mất giọng thì xem như tan đời. Còn hoạ sĩ nếu có mất … bút vẽ thì chỉ có việc chạy ra ngoài phố, nhoáng cái là mua được cây khác rồi. Và thế là tôi quyết định.

Xin chữa thơ

Sau khi viết bài thơ Trường ca về cuộc sống, nhà thơ Anh Tennixon (1809-1892) nhận được thư phê bình của nhà toán học Repbec:

– Bài thơ của ngài rất hay nhưng có một câu: “Mỗi khoảnh khắc một con người sinh ra/cũng khoảnh khắc ấy lại một con người chết đi”. Vậy thì ngài lý giải thế nào về chuyện dân số ngày càng tăng? Tôi xin được chữa lại: “Mỗi khoảnh khắc mỗi con người sinh ra/cũng khoảnh khắc ấy 1/6 con người chết đi”. Lẽ ra không phải là 1/6 mà là con số lẻ phức tạp hơn rất nhiều, nhưng thôi hãy tạm như vậy để ngài dễ gieo vần…” 

Xem thêm