Bài học từ đàn ngỗng

Khi nhìn đàn ngỗng luôn tạo thành hình chữ “V” mỗi khi bay cùng nhau, bạn có thể sẽ thắc mắc rằng khoa học đã khám phá ra điều gì để giải thích tại sao chúng lại bay với đội hình như vậy.

Khi một con ngỗng vẫy cánh, nó sẽ tạo ra một lực nâng cho con ngỗng bay phía sau nó. Khi bay theo đội hình chữ “V” như thế, cả đàn sẽ được tiếp thêm ít nhất 71% sức mạnh hơn là khi từng con bay riêng lẻ.

Những ai biết cùng nhau chia sẻ mục tiêu chung và có tinh thần đoàn kết thì sẽ đến đích nhanh chóng và dễ dàng hơn vì họ đang đi cùng hướng với những người xung quanh.

Khi một con ngỗng bay lệch đội hình, nó sẽ phải một mình chống chọi với sức cản của gió, và nó sẽ nhanh chóng trở về đúng vị trí để nhận lực nâng từ con phía trước.

Nếu chúng ta hiểu được ý nghĩa này, chúng ta sẽ luôn giữ vững đội hình với những ai đi cùng hướng với chúng ta.

Khi con ngỗng dẫn đầu đuối sức, nó sẽ quay trở lại phía sau đội hình để nhường chỗ cho con khác dẫn đầu.

Cũng như loài ngỗng, con người cần phải luân phiên nhau thực hiện những công việc đòi hỏi sự nỗ lực cao.

Những con phía sau sẽ phát tiếng kêu nhằm khuyến khích những con phía trước giữ vững tốc độ.

Khi bạn lùi về phía sau, bạn sẽ gởi thông điệp gì cho những người khác?

Điều cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng là khi một con ngỗng bị ốm hoặc bị bắn trọng thương, không theo kịp đàn, hai con khác sẽ lập tức tách khỏi đội hình dìu nó xuống đất để giúp đỡ và bảo vệ nó. Chúng sẽ ở lại với con ngỗng bị thương cho tới khi nào nó có thể bay được. Và nếu con ngỗng đó chết, hai con ngỗng kia sẽ bay một mình hoặc gia nhập với đàn ngỗng khác, để bắt kịp đàn của mình.

Nếu chúng ta có được tinh thần của đàn ngỗng, chúng ta sẽ là điểm tựa của nhau trong những tình huống khó khăn như thế.

Đánh nhau bằng gậy

Trong một tiết học của các sinh viên trường mỹ thuật, vị giáo sư đưa cả lớp xem bức tranh mô tả thân phận con người của Goya, họa sĩ nổi tiếng người Tây Ban Nha. Bức tranh mang tên Đánh nhau bằng gậy.

Thông minh, mạnh mẽ, ngu ngốc và may mắn

Chuyện kể rằng có ba chú sâu cùng sống trên một cái cây. Một ngày kia người làm vườn thấy chúng và ông đã cắt những cành cây sâu bỏ xuống một cái hố.

Tàn nhang

Một bà cụ đang nắm tay một bé xếp hàng trong công viên. Mặt cậu bé rất nhiều những đốm tàn nhang nhỏ, nhưng đôi mắt thì sáng lên vì háo hức.

Nói bởi trái tim

Tôi đang đi tới quán cà phê, suy nghĩ lung tung về những công việc ở cơ quan mình vừa làm xong và lớp học chuyên môn buổi chiều mà tôi giảng dạy, thì bỗng thấy có ai đó đập nhẹ vào tay. Tôi dừng: không có ai cả.

Nỗi đau

Bà là một góa phụ lớn tuổi, chông bà đã qua đời sau một tai nạn xe hơi. Kể từ đó, bà sống khép kín, không khóc than, không tâm sự với bất kỳ ai về cái chết của chồng.

Chuyện xây cầu Brooklyn

Cầu Brooklyn bắc ngang con sông nằm giữa hai thành phố Manhattan và Brooklyn phải nói là phép lạ của ngành xây dựng. Vào năm 1883, một kỹ sư giàu óc sáng tạo tên là John Roebling, lòng đầy hứng khỏi khi nảy ra ý kiến xây một cây cầu thật ngoạn mục...

Chỉ trăm bước nữa là thành công số một

Hồi đó tôi hai mươi lăm tuổi, thất nghiệp và đói. Đã nhiều lần tôi ở trong tình trạng như vậy tại Constantinople, tại Paris, tại Rome.

Khó khăn thử thách để lại gì

Con đường ngắn nhất để thoát khỏi gian nan là đi xuyên qua nó.

Cô giáo

Sự nhẫn nại của tôi sắp cạn. Không lẽ ngày nào tôi cũng phải nhắc Nicole đem trả cuốn truyện tranh mà cô bé đã mượn của trường.