Có thể cuộc sống đã công bằng

Mười tám tuổi, tôi đã có thể đứng trước lớp đọc bài văn do mình suy nghĩ, tưởng tượng ra. Tôi miêu tả cái cảm giác thích thú của những người bạn cùng trang lứa khi họ lần đầu được phép lái xe. Tôi thầm ghen tỵ với họ. Tôi biết rằng tôi luôn phải nhờ vả người khác mỗi khi muốn đi đến bất cứ đâu. Bởi tôi là một người khiếm thị. Mới 4 tuổi, tôi mắc phải một căn bệnh gọi là hội chứng khô mắt, lúc ấy mọi thứ xung quanh chỉ là những hình ảnh lờ mờ trước mắt tôi. Có nhiều việc tôi không thể tự mình làm được. Tôi không thể tự lái xe, không thể nhìn các bài giảng trên bảng và đối với tôi, đọc sách là một chuyện không dễ chút nào.

Tôi luôn mơ ước mình được bình thường như bao người khác. Từ khi không còn phần biệt rõ mọi thứ xung quanh, những việc quan trọng đối với tôi dường như quá xa vời. Nhưng tôi vẫn là tôi, tôi không thể thay đổi thực tế ấy. Tôi cố gắng học cách sử dụng các giác quan khác nhằm bù đắp những khiếm khuyết của mình.

Ngày còn học trung học, tôi tham gia vào đội bóng rổ của trường. Đồng đội của tôi chỉ cho tôi nên phán đoán xem bóng ở đâu bằng cách nghe âm thanh từ giọng nói của họ. Kết quả là tôi đã học được cách tập trung cực kỳ tốt. Bên cạnh đó, tôi còn là một trong số những đại diện cho hội đồng sinh viên của trường. Tôi tham gia vào một chương trình của Liên Hiệp Quốc, cùng mọi người đến tham quan hoạt động của các nhà lập pháp ở thủ đô Washington. Tôi tốt nghiệp chương trình trung học song song với các chương trình học kép của người Do Thái và những chương trình tổng quát khác.

Sau khi tốt nghiệp, tôi đến Israel học trong vòng 2 năm. Hiện tôi đang là sinh viên năm thứ 2 của trường đại học Yeshiva. Tôi muốn trở thành một luật sư.

Đôi khi, tôi tự hỏi không biết tại sao cuộc sống lại không công bằng với tôi như thế. Có lẽ cuộc sống muốn tôi phát triển những khả năng khác cũng như khơi gọi những tài năng vốn dĩ tiềm ẩn trong tôi. Cũng có thể đó là một món quà đặc biệt mà cuộc sống đã trao tặng cho chính tôi, bởi trong những lĩnh vực khác, tôi là một con người quá đỗi bình thường, nhưng với thử thách này, cuộc sống đã thành công khi thúc đẩy để tôi ngày một hoàn thiện chính mình. Và tôi đã làm được.

Chúng ta có thể nhìn cuộc sống qua nhiều lăng kính khác nhau. Và đây là những gì tôi đã nhìn thấy từ chính cuộc sống của mình.

Học cách để tha thứ

Biết tha thứ cho những người làm ta đau đớn sẽ mang lại một cảm giác yên bình mà ta không thể có được khi ôm riết lấy mối hận thù. Ngoài ra, tha thứ còn làm ta khoẻ mạnh hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.

Ông lão đánh cá

Nhà chúng tôi nằm đối diện ngay lối vào của bệnh viện John Hopkins. Cả gia đình chúng tôi sống ở tầng dưới và để dành phòng tầng trên cho các bệnh nhân thuê ở trọ.

Cuộc sống vẫn còn ý nghĩa

Chăm sóc các bệnh nhân đột quỵ trong bệnh viện là một công việc có thể mang người ta đến hai cực của trạng thái. Bởi các bệnh nhân hoặc thường hết sức mang ơn khi được cứu sống hoặc chỉ muốn chết...

Mẹ luôn sống vì người khác

Albert Einstein từng nói: “Một cuộc sống vì một cuộc sống khác mới là một cuộc sống xứng đáng”. Câu nói này hoàn toàn phù hợp để nói về mẹ tôi.

Thiên thần tuần tra

Vào một buổi tối ướt át và lạnh lẽo, nhân viên cảnh sát Berniece Johnson đang cần mẫn thực hiện phiên trực của cô trên khu phố ở Portland, bang Oregon.

Câu chuyện về những quả táo sâu

Một người đàn ông bị lạc trong một khu rừng rậm đã mấy ngày. Ông vừa mệt mỏi đói khát, lại vừa mất phương hướng và bắt đầu kiệt sức.

Cho nhau một nụ cười

Tôi dắt xe ra đường. Mưa không cản được những cuộc hẹn cuối tuần.

Bà lão bán rau

Có lẽ câu chuyện trên chỉ là một câu chuyện sưu tầm không có thật – tôi tha thiết mong rằng nó không có thật – nhưng nó khiến tôi cứ khắc khoải mãi về sự vô tâm của con người, và của cả chính mình...

Điểm sáng sau thất bại

Thomas Edison đã tiến hành thử nghiệm hơn 2.000 chất liệu khác nhau để chế tạo dây tóc cho bóng đèn điện. Qua bao vất vả và thời gian dài nhưng vẫn không tìm ra được chất liệu nào thích hợp