Chiếc hũ thần kỳ

Ngày xưa có hai anh em nhà kia, người anh nhờ buôn bán nên giàu có, em làm nghề đốn củi nên chỉ đắp đủ qua ngày. Tết đến, người em túng thiếu không tiền làm cỗ cúng ông bà, mới sang nhà anh nài nỉ, người anh chỉ thí cho một giò lợn luộc rồi đuổi về.

Người em mang chiếc giò lợn luộc đi ngang một cánh rừng, bỗng nghe tiếng rên rỉ thảm thương, liền tìm đến nơi thì thấy một lão tiều phu bị cây ngã đè qua chân nằm kêu la than khóc. Động mối từ tâm, người em khuân lấy cội cây bỏ đi nơi khác vào đỡ lão tiều phu dậy, định biếu chiếc giò lợn luộc cho ông đỡ lòng. Cảm lòng tốt của nguời em, lão tiều phu từ chối và bảo:

– Ta muốn đáp lại tấm lòng tốt của ngươi, vậy ngươi hãy đem chiếc giò lợn này đến cái động đá đằng kia để gặp các sơn thần, nếu họ đòi đổi giò heo lấy ngọc vàng thì ngươi đừng chịu, phải xin đổi cho được cái hũ sành. Đó là cái hũ thần ước gì được nấy, nhưng đừng nên tham lam, chỉ ước đủ dùng thôi và cần nhất phải giúp đỡ những người nghèo khó, khi nào vừa đủ thì phải hô to: “Đủ rồi” thì tự nhiên miệng hũ đóng lại.

Nghe lời dặn dò của lão tiều phu, người em tìm tới động đá, quả nhiên thấy rõ các vị sơn thần nhảy múa vui đùa. Lúc bấy giờ các vị sơn thần đánh hơi được mùi lợn quay nhìn lại thấy người em thập thò ngoài động đá liền gọi vào bảo đổi giò heo lấy vàng ngọc, người em nhất định không chịu, chỉ nhận đổi cái hũ sành. Rốt cuộc các sơn thần phải đem hũ sành đổi lấy giò heo.

Bấy giờ người em sung sướng đem cái hũ sành về nhà khoe với vợ. Rồi vợ chồng ước gì được nấy, chẳng mấy chốc vợ chồng người em trở nên giàu sang sung sướng, họ ước thêm vàng bạc rồi đem chia chác cho những người nghèo khó trong làng. Tiếng đồn người em có cái hũ thần loan ra khắp nơi, người anh liền tìm đến tận nhà để xem hư thật, quả đúng như lời thiên hạ đồn. Người anh động lòng tham bảo em đổi cái hũ sành lấy cả sản nghiệp của mình. Biết rằng người anh tham lam, nếu được cái hũ thần sẽ ham sự giàu sang quên điều nhân nghĩa, nên người em từ chối không chịu đổi chác với anh.

Tuy nhiên, người anh vẫn không bỏ qua giấc mộng làm chủ cái hũ sành, mới mưu mẹo, nhờ đứa ở của người em đánh cấp cái hũ thần rồi vợ chồng người anh trốn lên thuyền đi ra miền biển.

Giữa lúc đó người anh nghe các nơi thiếu muối nếu có nhiều muối đem bán chắc được nhiều tiền, nên đem hũ thần ra ước, muối từ trong hũ tràn ra như nước chảy, chẳng mấy chốc mà đầy cả thuyền. Ngặt vì người anh chỉ biết có lời ước được muối, còn lời ước cho nắp hũ đóng lại thì không biết, nên muối chảy hoài như nước tràn đê vỡ làm ngập cả thuyền rồi chìm luôn. Cả hai vợ chồng người anh đều chết đắm giữa biển khơi.

Vì không có ai biết ước nắp hũ thần đống lại, thành ra muối tuôn chảy khắp đai dương hòa tan trong nước, làm nước biển mặn như ngày nay.

Vua heo

Ngày xửa ngày xưa có một cậu bé mồ côi, quần áo rách rưới lang thang đi ăn xin khắp nơi, có lần đến ngôi làng nọ, có một người thấy cậu cũng nhanh nhẹn bèn mang cậu về nhà nuôi để sai vặt...

Em bé thông minh

Ngày xửa ngày xưa, thưở ấy ở nước ta đang cần người hiền tài giúp nước, các quan trong triều cũng đã già cả rồi, sức không còn nhiều, nhà Vua bèn sai một viên quan đi dò la khắp nước để tìm ra người tài giỏi cùng vua lo toan việc nước...

Sự tích ông công ông táo

Ngày xưa, có hai vợ chồng son nhà nghèo. Họ đều sinh nhai bằng nghề làm thuê làm mướn. Tuy nghèo nhưng họ rất yêu nhau...

Ông tướng gầy

Thuở xưa có một người thợ rừng lực lưỡng khoẻ mạnh. Cái rìu cái búa thông thường anh cầm lỏng tay, phải thuê thợ rèn đánh to bằng hai bàn tay xoè, dùng mới vừa sức...

Nợ duyên trong mộng

Ngày xưa ở động Sơn-la thuộc Hưng-hóa có một chàng trẻ tuổi tên là Chu sinh. Bố mẹ mất sớm, chàng được chú đưa về nuôi cho ăn học. Nhưng người chú yêu dấu cháu bao nhiêu thì người thím lại ghét bỏ bấy nhiêu...

Cái cân thuỷ ngân

Ngày xưa, có một nhà làm nghề buôn bán, gian tham chế ra một cái cân cán rỗng, trong đổ thủy ngân, hai đầu bịt đồng, không ai biết. Khi cân hàng bán cho người ta thì dốc cán về đằng móc, còn khi cân hàng mua của ai thì dốc cán cân về đằng quả...

Đồng tiền Vạn Lịch

Ngày xưa ở huyện Thanh Trì có một anh chàng học trò nghèo họ Nguyễn. Anh ta mồ côi cha, nhà cửa sa sút. Người mẹ làm nghề chống đò ngang cố nuôi cho con ăn học...

Bốn người bạn

Xưa có bốn người bạn, mỗi người quê quán một phương. Vì thuở trẻ cùng học với nhau một thầy, nên họ có dịp sống chung với nhau lâu ngày, rồi dần dần trở nên những người bạn nối khố. Về sau lớn lên, họ lại từ giã thầy, mỗi người làm ăn một ngả...

Bò béo bò gầy

Ngày ấy vào thời vua Lê chúa Trịnh có hai vợ chồng một người nho sinh họ Lê. Nhân ngày cuối năm dắt nhau về thăm quê quán trong thành...