Chim Sơn Ca và Cu Cu

Buổi chiều kia, gặp Sơn Ca, Chèo Bèo hỏi:

– Lâu rồi, sao tôi không nghe tiếng bạn hót?

– Tôi có chuyện buồn, anh ạ.

Sơn Ca là con chim nghệ sĩ, nó hót rất hay. Chèo Bèo là con chim anh hùng, nó từng thắng Quạ. Chèo Bèo, Sơn Ca thân nhau lắm. Vì thế, Chèo Bèo hỏi, Sơn Ca ngậm ngùi kể lể: chiều nọ, lợi dụng vợ chồng chàng kiếm ăn, mụ Cu Cu lẻn đến, tha một quả trứng Sơn Ca đi chén rồi đẻ trộm luôn vào đó. Tức giận, chim Sơn Ca định tìm đập tan trứng Cu Cu. Nhưng ác quá, năm quả trứng giống nhau như đúc, vợ chồng chàng đành chịu uất ức ấp cả con kẻ thù.

Kể lể xong, Sơn Ca hỏi:

– Tôi định kiện vợ chồng Cu Cu lên vua Phượng. Anh nghĩ có nên không?

Chèo Bèo khuyên:

– Không nên kiện anh ạ. Với vua Phượng, chuyện đau lòng của anh đáng kể gì, đời nào vua xem xét đến. Vô phúc anh kiện vua sai Diều, Quạ đến điều tra, khéo anh mất toi lũ con, chuyện vẫn chả đâu vào đâu.

– Thế thì thằng Cu Cu con nó nở ra, tôi xé xác nó.

– Nghe tôi, anh hãy tha cho thằng nhóc vô tội ấy. Lấy danh dự Chèo Bèo, tôi hứa: lần sau, chị sinh nở, tôi sẽ theo dõi trừng trị bất cứ con chim nào, kể cả Đại Bàng, dám đẻ vào ổ anh chị.

Khi năm quả trứng nở, nhìn cặp mắt chồng quắc lên ngắm từng con chim tí xíu, đỏ hỏn, chim Sơn Ca vợ cố nén nỗi đau trong lòng, nghẹn ngào khuyên nhủ chồng:

– Đứa trẻ sơ sinh không tội tình gì… không nên làm ác… Làm điều lành, các con sẽ được hưởng phúc.

Nghe vợ, nhớ cả lời bạn, hơn nữa thật khó phân biệt Sơn Ca với Cu Cu sơ sinh, vì thế lòng Sơn Ca chồng dịu lại.

Lũ chim ngày một lớn lên. Đủ lông đủ cánh, Sơn Ca và Cu Cu lẫn lộn sao được nữa. Bấy giờ, đôi khi Cu Cu chợt thấy ánh mắt bố mẹ buồn nhìn nó. Rồi lũ Sơn Ca biết hót. Khốn khổ Cu Cu chỉ biết “gù gù”.

Buổi sáng ấy, ở đầu cành, chỉ có hai mẹ con, Cu Cu con bàng hoàng nghe mẹ Sơn Ca kể hết sự thật đau lòng:

– Con ạ, dù con là con kẻ thù, chúng ta cũng không nỡ hại con. Nhưng nay con đã trưởng thành, con nên tìm phương trời khác.

Cu Cu buồn bã quay đi.

– Đi rồi nó sẽ quên chúng ta.

Chim Sơn Ca chồng nói với vợ như thế sau ngày Cu Cu rời tổ Sơn Ca.

Ít lâu sau, bỗng Cu Cu con ngày nào bay về. Dù chỉ viếng thăm chốc lát, Cu Cu cũng đủ nói lên lòng biết ơn đối với công lao to lớn, tấm lòng cao thượng của bố mẹ nuôi đã ấp ủ, nuôi dưỡng nó thuở thiếu thời.

Cu Cu vừa từ biệt bố mẹ nuôi bay đi, tiếng hót của Sơn ca chồng cất lên non nỉ, xao xuyến. Chèo Bèo lướt đến hỏi:

– Sao hôm nay anh hót hay thế?

Sơn Ca xúc động đáp:

– Thằng Cu Cu đã về thăm… về thăm chúng tôi!

Ngày vui của Bé

Cúc cúc cúc… úc… Bé vừa tròn môi gọi vừa rải nắm gạo ra sân cho bầy gà con quây tụ lại. Chỉ loáng một cái là gà mẹ đã tập hợp đàn con một cách đông đủ.

Bài học quý

Trong khu rừng kia, chú Sẻ và chú Chích chơi với nhau rất thân. Một hôm, Sẻ nhận được món quà của bà ngoại gửi đến. Đó là một chiếc hộp đựng toàn hạt kê. Sẻ không hề nói với bạn một lời nào về món quà lớn ấy cả.

Người viết sử và quan tề tướng

Ngày xưa ở bên Trung Quốc, vua nước Tấn là Tấn Linh Công định giết tề tướng Triệu Thuẫn. Thuẫn hay tin định trốn ra nước ngoài thì người cháu là Triệu Xuyên khuyên đừng đi vội, hãy tạm lánh ra ngoại thành.

Cuộc phiêu lưu của viên kim cương

Một lần, bác sĩ Oát-xơn đến nhà Sơ-lốc Hôm. Vị thám tử lừng danh đang ngồi đăm chiêu bên một cái mũ sờn cũ và một chiếc kính lúp.

Chú vẹt tinh khôn

Một người lái buôn Ba Tư (Iran ngày nay) trong một chuyến vượt sang Trung Phi mang về một chú vẹt rất đẹp. Chú vẹt có cái mào đỏ và bộ lông xanh biếc óng ánh. Người lái buôn yêu vẹt lắm...

Đối đáp với vua

Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần.

Lời bác giữ kho

Thường ngày, Dạ Dày là một bác giữ kho làm việc giỏi. Kho của bác không bao giờ giữ lại lâu một thứ gì. Bác thường dặn cậu Mồm: Bất cứ làm việc gì cũng phải có kế hoạch. Ăn cũng thế, phải điều độ.

Hột mận

Một bà mẹ mua mận cho các con ăn sau bữa cơm. Bà để mận trên một cái đĩa ở giữa bàn. Va-ni-a chưa bao giờ được ăn mận nên thèm lắm.

Lạc đàn

Nhà Kiến ở ven sông, sâu trong một hẻm đá. Thật đông và vui. Hằng ngày, theo chân Kiến chúa, cả đàn rời tổ từ sáng sớm để tìm kiếm thức ăn. Dòng họ Kiến sống vốn có kỉ luật nên đi đâu cũng thành đàn thành lũ.