Chúng em là những thằng ngu

Vào ngày đầu tiên tôi đi dạy, tất cả các giờ học đều trôi chảy. Cho đến giờ thứ bảy, giờ cuối cùng trong ngày.Khi tôi bước tới lớp, tôi nghe thấy tiếng bàn ghế gãy. Trong một góc phòng tôi thấy một học sinh đang đè một đứa khác xuống sàn nhà. “Nghe này, thằng ngu kia!” đứa nằm dưới hét lên. “Tao cóc thèm để ý đến con em gái của mày đâu!” “Mày đừng có đụng vào nó, mày nghe tao chứ?” đứa ở trên hăm dọa.

Tôi yêu cầu chúng không đánh nhau nữa. Bất ngờ cả 14 cặp mắt nhìn thẳng vào mặt tôi. Tôi biết trông tôi không có vẻ gì là thuyết phục cho lắm. Cả hai tên gườm gườm nhìn nhau và nhìn tôi rồi đi từ từ về chỗ ngồi. Vào lúc đó, giáo viên phòng bên cạnh ló đầu vào phòng, hét bọn học trò của tôi ngồi vào
chỗ, im lặng và nghe lời tôi. Tôi cảm thấy mình thật bất lực.

Tôi cố gắng dạy theo giáo trình đã soạn nhưng chỉ gặp những khuôn mặt gườm gườm cảnh giác đề phòng. Khi hết giờ, tôi giữ cậu học trò đã gây ra vụ đánh nhau. Cậu ta tên là Mark. “Thưa cô, không nên phí thời gian với tụi em,” cậu ta nói. “Tụi em là những thằng ngu.” Và Mark rời khỏi phòng.

Lặng người đi, tôi rơi mình xuống ghế và bắt đầu suy nghĩ xem tôi có nên trở thành giáo viên hay không. Có lẽ cách giải quyết tốt nhất là nên từ bỏ? Tôi tự nhủ sẽ cố một năm rồi sau khi tôi lập gia đình vào mùa hè tới tôi sẽ làm điều gì đó có ích hơn. “Tụi nó quậy cô phải không?” Đó là người giáo viên đã vào lớp tôi lúc nãy. Tôi gật đầu. “Đừng có suy nghĩ nữa,” anh ta nói. “Tôi dạy chúng trong những lớp phụ đạo vào mùa hè, và hầu như chắc chắn tụi nó sẽ không tốt nghiệp nổi. Đừng có phí thời gian với bọn này.”

“Ý anh là sao?”

“Chúng sống trong những túp lều ngoài đồng. Chúng là những lao động nay đây mai đó. Chúng chỉ đến trường khi chúng thích thôi. Đứa trẻ thứ hai đã quấy rối em gái của Mark khi chúng đi hái đậu chung. Tôi đã phải la chúng vào bữa trưa. Cứ phải giữ chúng im lặng và làm việc. Nếu chúng gây ra điều gì, cứ kêu tôi.”

Khi tôi lấy đồ ra về. Tôi không thể nào quên được hình ảnh khuôn mặt của Mark khi cậu ta nói “Chúng em là những thằng ngu.” – Thằng ngu. Từ này cứ vang lên trong đầu tôi. Tôi quyết định tôi phải làm điều gì đó thật mạnh mẽ.

Vào buổi chiều hôm sau tôi bảo với người đồng nghiệp của tôi đừng vào lớp tôi nữa. Tôi cần điều khiển những đứa trẻ này theo cách của tôi. Tôi quay lại lớp và nhìn vào mắt từng học sinh. Rồi tôi bước tới bảng và viết ECINAJ. “Đó là tên của tôi,” tôi nói. “Các em có thể nói cho tôi biết đó là gì không?” Bọn trẻ nói rằng tên của tôi “kỳ cục” và chúng chưa bao giờ thấy một cái tên như vậy. Tôi lại bước tới bảng và viết chữ JANICE. Nhiều đứa nhỏ bật kêu lên và chúng nhìn tôi vui vẻ. “Các em nói đúng, tên của tôi là Janice,” tôi nói. “Tôi bị thiểu năng đọc, nghĩa là chứng đọc khó. Khi tôi bắt đầu đi học, tôi không thể viết tên của tôi chính xác. Tôi không thể đọc chữ và các con số thì bay mất tiêu khỏi đầu tôi. Tôi bị đặt biệt danh “Đứa ngu”. Đúng vậy đó – Tôi đã từng là một “đứa ngu”. Bây giờ tôi vẫn còn cảm giác được những âm thanh khủng khiếp đó và sự xấu hổ của mình.” “Vậy sao cô thành giáo viên được?” một đứa trẻ hỏi.

“Vì tôi ghét những biệt hiệu đó và tôi không ngu si và tôi rất ham học. Lớp học của chúng ta cũng vậy. Nếu các bạn thích biệt danh “thằng ngu”, các bạn không cần ở đây. Hãy đổi qua lớp khác. Không có ai ngu ở trong lớp này.”

“Tôi sẽ không dễ dàng với các em,” tôi tiếp tục.

“Chúng ta sẽ làm việc và làm cho tới khi các em nắm bắt được. Các em sẽ tốt nghiệp và tôi hy vọng một số em sẽ vào được đại học. Đó không phải là chuyện tếu – đó là một lời hứa. Tôi sẽ không muốn nghe từ “ngu” một lần nào nữa. Các em có hiểu không?”

Bọn trẻ dường như ngồi nghiêm chỉnh hơn. Chúng tôi làm việc rất chăm chỉ và tôi bắt đầu thực hiện được một phần lời hứa. Đặc biệt Mark là một đứa trẻ rất thông minh. Tôi đã nghe cậu ta nói với một đứa khác “Cuốn sách này rất hay. Chúng tớ không đọc sách trẻ con ở đây.” Cậu đang cầm cuốn sách “To Kill a Mockingbird”. Tháng ngày trôi qua, và sự tiến bộ thật tuyệt vời. Một ngày kia Mark nói với tôi “Mọi người vẫn nghĩ chúng em ngu vì chúng em hay nói sai ngữ pháp.”

Đó là thời điểm tôi chờ đợi. Từ lúc đó chúng tôi học chuyên sâu về ngữ pháp, bởi vì bọn trẻ muốn thế. Tôi thật sự tiếc nuối khi thấy tháng Sáu tới, bọn trẻ đang muốn học thật nhiều. Tất cả học trò đều biết tôi sẽ lập gia đình và dời đi xa. Tôi thấy rõ bọn trẻ xúc động mỗi khi tôi nhắc đến điều đó. Tôi vui vì thấy chúng yêu mến tôi nhưng lại sợ rằng chúng sẽ buồn giận khi tôi ra đi.

Vào ngày cuối cùng của năm học, khi tôi đến trường, thầy giám thị gọi tôi khi tôi vừa bước vào cổng trường. “Xin cô vui lòng đi theo tôi,” ông nói một cách nghiêm khắc. “Có chuyện trong phòng học của lớp cô.” Ông thẳng bước đi về hướng lớp học. Điều gì đây? Tôi lo lắng. Thật tuyệt vời! Bọn trẻ đã lấy sơn phun lên từng góc tường những bông hoa, từng bó hoa trên bàn mỗi đứa và một bó hoa lớn trên bàn tôi. Bọn trẻ làm thế nào mà được nhỉ? Tôi suy nghĩ. Hầu hết bọn chúng đều rất nghèo đến mức phải xin trường trợ cấp cho quần áo ấm và thức ăn. Tôi bật khóc, và bọn trẻ khóc theo tôi. Sau đó tôi mới được biết bằng cách nào bọn chúng làm được như vậy.

Mark làm thêm trong một tiệm bán hoa vào cuối tuần đã thấy rất nhiều phiếu đặt hàng của các lớp khác. Cậu ta đã kể lại cho bạn bè nghe. Quá kiêu hãnh để có thể chấp nhận bị coi là “nghèo”, Mark đã hỏi người chủ tiệm xin những bông hoa dư còn lại. Rồi cậu đến nghĩa trang kể về một giáo viên đang chuẩn bị đi xa. Người ta đã giữ lại cho cậu những giỏ hoa. – Đó không phải là điều cuối cùng bọn trẻ làm cho tôi.

Hai năm sau, cả 14 học sinh đã tốt nghiệp, và 6 đứa đã đạt học bổng vào đại học. Hai mươi tám năm sau, tôi đang dạy tại một trường rất nổi tiếng không xa nơi trường cũ. Tôi được biết Mark đã lập gia đình với người cậu yêu từ đại học và trở thành một nhà kinh doanh tài giỏi. Và thật bất ngờ, ba năm trước đứa con trai của Mark đã lại học trong lớp tôi dạy. Đôi lần tôi bật cười khi nhớ lại ngày đầu tiên đi dạy. Nghĩ đến việc tôi muốn bỏ nghề để làm điều gì đó tốt hơn!

Con chim bị mù hay ta không hiểu?

Nơi khu vườn anh nhà văn nọ có một cây si rất rậm rạp, xanh lá quanh năm. Từ phòng viết của mình, qua một tấm cửa kính, anh có thể nhìn thấy cây si ấy.

Sự thích nghi

Có một chú ếch được thả vào một cái nồi nước lạnh. Cái nồi nước đó không hề đậy vung và rồi được để lên một cái bếp.

Báu vật tiềm ẩn

Ông cụ Donovan là một người bẳn tính và không ưa trẻ con. Ông thường la rầy mỗi khi chúng tôi đến gần khu vườn nhà ông.

Chuyện về một cành nho

Một cành nho mảnh mai lớn lên nhờ những dòng nước khoáng tinh khiết từ lòng đất. Nó thật trẻ trung, khỏe mạnh và đầy sức sống. Nó cảm thấy rất tự tin khi tất cả chỉ dựa vào chính bản thân nó.

Hãy cố gắng khi còn có thể

Cuộc Sống không phải lúc nào cùng mỉm cười với tất cả mọi người nhưng những gì chúng ta chọn lựa ngày hôm nay sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta trong tương lai.

Vinh quang

Vinh quang không phụ thuộc vào số lần bạn sai lầm, vấp ngã cũng như không phụ thuộc vào chiến công của bạn to lớn như thế nào.

Vở “kịch câm” và chai nước

Chiều. Chạy xe rảo quanh trung tâm thành phố, tôi dừng lại bên khoảng công viên nhỏ đối diện cổng chính nhà thờ Đức Bà, mua trái dừa tươi, chầm chậm tận hưởng vị ngọt của nó và ngắm nhìn thành phố giờ tan tầm.

Beautiful brown eyes

Câu chuyện xảy ra ở một bệnh viện nhỏ ở vùng quê hẻo lánh .

Bí mật của bé Bánh Rán

Lên năm tuổi, thằng Bánh Rán, con tôi, hầu như tuần nào cũng mang về nhà một thương tích mới. Phạt roi hay úp mặt vào tường đều là nước đổ lá khoai.