Con mối làm chứng

Ngày xưa có hai vợ chồng một nhà nghèo đói nọ, có một đứa con, chừng mười một, mười hai tuổi nhưng thông minh lanh lợi hơn người. Thiếu ăn, nhà ấy thường phải đâm đầu đi vay nợ. Một năm nọ, trời làm đói kém, hai vợ chồng phải vay nhà Bá cả vốn lẫn lãi là ba mươi quan. Tuy hạn vay đã hết, họ vẫn không thể góp đủ số tiền để trả. Chủ nợ mấy lần cho người đến đòi, hai vợ chồng nhà ấy một van nài xin khất.

Một hôm, đích thân cụ Bá tới nhà thúc nợ. Lúc tới nhà thấy đứa bé đang ngồi chơi một mình ở sân, hắn hỏi ngay:

- Bố mẹ mày đâu.

Thấy em bé làm thinh, hắn lại hỏi dồn:

- Có phải bố mẹ mày trốn nợ hay đi đâu thì phải nói cho thật?

Bấy giờ em bé mới lên tiếng:

- Bố tôi đi chém cây sống trồng cây chết. Mẹ tôi đi bán gió mua que.

Nghe nói, cụ Bá đứng ngẩn người, chẳng hiểu ra làm sao cả, lại hỏi dồn một thôi. Em bé tủm tỉm cười:

- Ông cứ đoán đi, dễ lắm mà!

Thấy cụ bá lại hỏi nữa, em bé nói:

- Nếu ông không đoán ra thì phải cho tôi gì, tôi giảng cho.

- Mày cứ giảng đi, nếu đúng, có bao nhiêu tiền nợ nhà mày tao tha cho tất.

- Có thật không? Ông không nói chuyện đưa trâu qua đò đấy chứ.

Cụ Bá dõng dạc:

- Lời tao là lời vàng ngọc, mày lại khinh tao à?

- Nếu thế thì tôi phải đi mời một người làm chứng mới được!

Lão chủ nợ nghĩ bụng: - "Thằng này cũng đáo để lắm, nhưng ta cũng phải kiếm cách gì giã lã với nó cho qua, chả lẽ nói rồi lại thôi". Vừa thấy có một con mối đang bò ra đớp mồi, lão bèn nói:

- Con mối kia cũng làm chứng được đấy, mày cứ giảng đi, nếu đúng, tao hứa sẽ xóa nợ cho nhà mày.

Bây giờ em bé mới thong thả nói:

- Bô tôi đi cấy, đi cấy chả phải chém cây sống, trồng cây chết là gì. Còn mẹ tôi thì bán quạt mua tre, bán quạt mua tre chả phải "bán gió mua que" là gì.

Thấy em bé giải đáp đúng, cụ Bá khen nó một câu rồi ra về.

*

Mấy hôm sau nữa, cụ Bá lại cho người đến đòi nợ. Lúc này bố em bé ở nhà. Thấy bố nó phải năn nỉ xin khất, em bé nói riêng với bố:

- Bố không cần phải khất khứa gì nữa. Hôm nọ cụ Bá đã hứa cho con tất cả nợ rồi đấy.

Người nhà của cụ Bá mắng:

- Trẻ con nói nhảm nhí, ai lại cho không mày, chứng cớ đâu?

- Có chứng cớ hẳn hoi tôi mới nói.

- Thế thì chứng cớ đâu?

- Trước mặt cụ Bá tôi sẽ đưa.

Cãi nhau một hồi, người đòi nợ tức mình, nói:

- Thôi, tao không thèm nói chuyện với trẻ con. Còn ông, ông hãy liệu trả đi, nếu không thì mời ông lại quan.

Nói đoạn, hắn vùng vằng ra về.

Khi người đòi nợ ra khỏi nhà, người bố mới quay trở lại hỏi con:

- Chứng cớ là thế nào con hãy nói bố nghe. Đừng có dại mà chơi với lửa đấy con ạ!

Em bé bèn kể lại đầu đuôi câu chuyện hôm nọ rồi nói:

- Bố đừng lo trả nợ nữa, cứ để mặc con!

Cuối cùng rồi chủ nợ cũng buộc con nợ đi hầu kiện. Lên đến công đường, đã nghe quan đập bàn mắng bị cáo:

- Tên kia, mày quỵt nợ của cụ Bá đây phải không?

Nghe theo lời dặn của con, bị cáo đáp:

- Bẩm quan, cụ Bá đã hứa cho con tôi số nợ ấy, chứ tôi không dám quỵt.

Cụ Bá nói:

- Anh đừng nói láo. Tôi hứa cho con anh bao giờ? Chứng cớ như thế nào? Xin quan cho đòi thằng bé lên hỏi thử.

Quan lập tức cho lính đòi em bé đến. Trước mặt mọi người em bé kể lại đầu đuôi câu chuyện hôm nọ mình nói chuyện với cụ Bá như thế nào, cụ Bá hứa cho những gì, v.v... Nghe xong, quan hỏi:

- Vậy lúc ấy có ai làm chứng cho câu nói của cụ Bá hứa cho mày hay không?

- Bẩm quan, có kẻ làm chứng phân minh. Chính lúc ấy cụ Bá trỏ vào con mối đang leo cột nhà bảo nó làm chứng. Có vậy tôi mới giải đố cho cụ ấy

Nghe nói vậy, cụ Bá vội cướp lời:

- Mối đậu đũa cả chứ làm gì có mối leo cột nhà.

Quan liền phán:

- Như vậy lúc ông hứa với nó quả thị có con mối làm chứng, thế là đủ. Vậy ông phải làm theo lời đã hứa.

Cụ Bá cứng họng tiu nghỉu đi ra. Còn cha con nhà nọ ra về sung sướng vì thắng lợi...

Ông tướng gầy

Thuở xưa có một người thợ rừng lực lưỡng khoẻ mạnh. Cái rìu cái búa thông thường anh cầm lỏng tay, phải thuê thợ rèn đánh to bằng hai bàn tay xoè, dùng mới vừa sức...

Trí khôn của ta đây

Một ngày nọ, có con cọp rất lớn từ trong rừng sâu đi ra ngoài, nó trông thấy ở ngay thửa ruộng cạnh rừng có bác nông dân cùng con trâu mộng chăm chỉ cày cuốc...

Duyên nợ tái sinh

Ngày xưa, có một anh học trò trẻ tuổi nhà nghèo xơ nghèo xác. Vì có cha mẹ già, anh phải lang thang đây đó làm nghề gõ đầu trẻ để nuôi thân và nuôi cha mẹ. Mãi về sau, anh được một phú ông ở một làng nọ mời về "ngồi" tại nhà...

Bốn người bạn

Xưa có bốn người bạn, mỗi người quê quán một phương. Vì thuở trẻ cùng học với nhau một thầy, nên họ có dịp sống chung với nhau lâu ngày, rồi dần dần trở nên những người bạn nối khố. Về sau lớn lên, họ lại từ giã thầy, mỗi người làm ăn một ngả...

Bò béo bò gầy

Ngày ấy vào thời vua Lê chúa Trịnh có hai vợ chồng một người nho sinh họ Lê. Nhân ngày cuối năm dắt nhau về thăm quê quán trong thành...

Sự tích hồ Ba Bể

Vào hồi đó ở xã Nam-mẫu có mở một hội "vô già" cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem. Ai nấy đều lo ăn chay niệm Phật và làm những việc từ thiện như buông cá, thả chim...

Sự tích ông công ông táo

Ngày xưa, có hai vợ chồng son nhà nghèo. Họ đều sinh nhai bằng nghề làm thuê làm mướn. Tuy nghèo nhưng họ rất yêu nhau...

Bán tóc đãi bạn

Ngày xưa, có ba người học trò là Tùng, Trúc, Mai, quê ở ba miền khác nhau, tình cờ cùng học với nhau một thầy. Cha mẹ họ đều nghèo túng nhưng vẫn cố gắng cho con đi học...

Chiếc áo tàng hình

Ngày xưa ở vùng Cao Bằng có một chàng trẻ tuổi, nay đây mai đó làm nghề chài lưới, tên là Triều. Gia sản của anh không có gì ngoài bộ đồ nghề...