Giờ kể chuyện

Ra trường, tôi về dạy một lớp Hai của một trường tiểu học. Tuy chưa lập gia đình, nhưng tôi đã có một câu chuyện về “sinh nở” tuyệt vời. Đó là câu chuyện từ chính lớp Hai của tôi. Khi còn nhỏ, tôi rất thích giờ kể chuyện, khi mỗi học sinh phải mang theo một món đồ và kể câu chuyện liên quan đến món đồ đó. Thế nên, tôi cũng thường sắp xếp thời gian để tổ chức những giờ kể chuyện như vậy cho lớp học của mình. Giờ kể chuyện giúp các em mạnh dạn hơn, cởi mở hơn. Các em học sinh ở lớp tôi mang theo những con rùa nuôi ở nhà, mô hình máy bay nhựa, ảnh những chú cá mà chúng từng câu được…, với những câu chuyện thú vị. Tôi không bao giờ đặt ra ranh giới nào cho chúng – chỉ cần em nào mang theo một món đồ vật và có một câu chuyện để kể – tôi đều sẵn sàng hoan nghênh. Rồi một ngày, cô bé Erica – một cô bé rất thông minh và hiếu động – xung phong trong giờ kể chuyện. Cô bé có một cái gối bông nhồi trước bụng, còn tay cầm một bức ảnh em bé sơ sinh. – Đây là Luke, em trai mình, và mình sẽ kể cho các bạn nghe về ngày em ấy được sinh ra! – Erica bắt đầu. “Đầu tiên, Bố và Mẹ mình tạo ra em bé như một biểu tượng của sự yêu thương. Có lẽ bố trồng một hạt giống vào Mẹ, và Luke lớn lên từ đó. Luke ăn ở trong bụng Mẹ suốt 9 tháng trời”. Erica đứng trước lớp, tay đặt lên cái gối nhồi trước bụng, còn tôi thì cố nhịn cười và lấy làm tiếc là mình không đem theo máy quay phim. Bọn trẻ ở phía dưới quan sát Erica với vẻ tò mò và ngạc nhiên hết mức. “Thế rồi, khoảng thứ bảy của hai tuần trước, Mẹ mình bắt đầu kêu: “Ôi, ôi, ôi!”, Erica vòng tay ra sau đỡ lấy lưng và rên lên – “Mẹ cứ đi vòng quanh nhà phải đến một tiếng đồng hồ và kêu “Ôi, ôi, ôi!”. Erica đi đi lại lại, lạch bạch như một chú vịt con, tay vẫn đỡ lưng. “Bố mình vội vàng gọi điện cho bác sĩ. Bố nói bác sĩ sẽ giúp em bé. Khi cô bác sĩ tới, cô ấy đỡ Mẹ nằm lên giường”. Erica đứng tựa thẳng vào tường, như động tác nằm xuống. “Thế rồi, pop! Túi nước bị vỡ tung ra giường, choe choét hết cả! Mình nghĩ Mẹ đã giữ túi nước đó để đề phòng khi em bé khát! Nhưng bây giờ thì nó vỡ tung ra!”. Erica vung tay để miêu tả nước bắn tung tóe. “Rồi bác sĩ bắt đầu nói: “Thở, thở đều, thở mạnh…”. Mọi người bắt đầu đếm, nhưng chưa kịp đếm đến 10. Thế rồi, hoàn toàn bất ngờ, em trai mình xuất hiện. Người nó bám đầy những cái gì kỳ lạ lắm, mình nghĩ đó là những thứ đồ chơi để nó chơi tạm khi ở trong bụng Mẹ. Trong bụng Mẹ cứ như là một sân chơi ấm áp của nó ấy”. Rồi Erica cúi chào như một ngôi sao kịch nghệ và bước về chỗ. Hôm đó, tất cả học sinh trong lớp đều cười vang, vỗ tay rầm rĩ,và chắc chắn tôi là người vỗ tay to nhất. Chưa bao giờ tôi được nghe kể về một ca sinh nở sống động đến vậy – kể cả từ mẹ tôi. Kể từ đó, cứ hôm nào có giờ kể chuyện, tôi lại mang theo máy quay phim. Ai biết tôi sẽ có thêm những bài học và kinh nghiệm thú vị nào từ chính những em học sinh của mình?!

Bữa tiệc đêm trong nhà vệ sinh

Chị là Osin – người giúp việc nhà cho một ông chủ ngoại ngũ tuần, rất giàu có. Đêm xuống, xong việc, vội vàng về với đứa con trai nhỏ 5 tuổi suốt ngày ngóng đợi trong căn nhà tồi tàn.

Gieo hạt yêu thương

1. Cảnh nghèo Ông nội ở ngoài buôn bán nhỏ, gom được tí tiền.

Những điều đáng suy ngẫm

Người muốn thành công phải học cách xem thất bại là một phần lành mạnh, không thể tránh khỏi trong quá trình vươn đến tầm cao.” (Joyce Brothers)

Tình yêu tạo nên lẽ sống

Tôi chỉ mới 12 tuổi, nhưng tôi đã biết buồn và rất sợ cái chết mỗi khi nghĩ đến ông ngoại, người mang trong mình căn bệnh gọi là “khí thủng” do thói quen hút thuốc từ hồi ông còn học trung học...

Ba người thầy vĩ đại

“Trí tuệ không phải là trí tuệ nếu chỉ được rút ra từ sách vở – Horace”

Có một ngày

Sẽ đến lúc bạn chợt nhận ra sự khác biệt tinh tế giữa việc giữ một bàn tay và sự ràng buộc một tâm hồn.

Trở về mái ấm

Trong suốt năm học, Jeff và tôi đã trò chuyện với nhau rất nhiều, nhưng có một chuyện khiến tôi nhớ mãi là lần anh kể cho tôi nghe về gia đình mình. Mẹ anh -một người phụ nữ hết mực yêu thương con và chu đáo...

Nhu nhược

Một hôm tôi gọi cô Iulia Vasilievna – gia sư của bọn trẻ đến phòng làm việc. Đã đến hạn thanh toán tiền công cho cô ấy.

Tại sao phải nản lòng

– Một ngày nọ, khi đang lái xe về nhà sau giờ tan tầm, tôi dừng lại ở công viên gần nhà để vào xem trận đấu bóng chày tranh giải địa phương. Vừa ngồi xuống băng ghế cạnh sân bóng, tôi hỏi một trong những cậu bé đang có mặt ở đó về tỉ số của trận đấu.