Hai ông tướng Đá Rãi

Dưới thời nhà Lý, có một ông vua, nhân một hôm đi du ngoạn về miền núi xứ Đoài, tự nhiên thấy ở sườn núi nứt ra một khe rộng, rồi từ trong đi ra hai người to lớn lạ thường, mỗi người vác trên vai một phiến đá tảng như cái bồ, coi bộ không có tý gì là mệt nhọc.

Lấy làm lạ quá, ông vua cho gọi hai người đến hỏi: -"Các ngươi quê ở đâu ta?". Họ đáp: - "Chúng tôi là hai anh em sinh đôi ở trên núi này". - "Các ngươi có tài nghề gì chăng?" - "Chúng tôi chỉ giỏi môn vật!". Nhà vua bèn đưa họ về kinh thành cho tỷ thí với các đô vật khỏe nhất của mình. Nhưng không có một tay nào trụ nổi họ. Hễ ai sơ hở để cho họ mó phải một chỗ nào ở trên người là y như chỗ ấy không gãy xương cũng nát thịt. Nhiều người thấy run sợ lảng tránh, không dám đọ sức.

Nhà vua rất kính phục và mừng rỡ, cho họ làm thị vệ, lúc nào cũng bắt hầu bên mình. Người ta gọi là Đô Nghê và Đô Voi. Họ không quen mặc phẩm phục của triều đình; dù trời nóng hay lạnh, lúc nào cũng trần mình đóng khố như lúc họ mới về triều. Nhà vua cũng không thể bắt buộc họ được. Nhiều lúc vua đi về các hành cung ở địa phương sai họ canh cửa. Hai ông đứng canh luôn mười mấy ngày giữa mưa nắng gió sương mà không mệt mỏi, không đau ốm. Bởi thế người ta cũng gọi là hai ông tướng Đá Rãi. Thường thường vào những ngày hội ở triều đình, họ vật nhau và múa nhảy cho người bốn phương thưởng ngoạn.

Trong những năm chinh chiến, hai ông lập được nhiều công trạng. Giữa chiến trận, hai ông đóng khố bao, đầu đội mũ lưỡi búa, mỗi tay cầm một cây roi xông vào giữa đám thiên binh vạn mã như vào chỗ không người. Bởi vì gươm giáo chém vào mình họ chỉ quằn lại chứ thịt da không hề xây xát. Nhà vua phong cho họ làm tướng và yêu mến vô cùng.

Thấy điều trái tai gai mắt, hai ông tướng Đá Rãi thường nói thẳng không kiêng nể ai cả. Bởi vậy trong triều có nhiều người kính phục nhưng cũng có nhiều kẻ ghen ghét.

Buổi ấy nhà vua rất sùng đạo Thích Ca. Những công trình đúc chuông tô tượng làm chùa mỗi ngày một nhiều. Theo lệnh vua, giữa kinh đô bắt đầu dựng lên một cái tháp đồ sộ có thể đứng trên tháp nhìn thấy khắp bốn phía ngoài thành. Có hàng ngàn người phải bỏ nhà đến đấy phục dịch. Hai ông tướng Đá Rãi một hôm đi qua đó thấy mọi người xúm nhau lại khiêng một cây cột lớn lên tường cao. Không may nửa chừng dây đứt, cây cột rơi xuống nghiến nát mấy người. Hai ông bước tới, cùng một lúc nhấc bổng cây cột lên, vứt đi chỗ khác và than thở:

- Phật chỉ làm chết dân!

Không ngờ câu nói đó vô tình lọt vào tai một tên nịnh thần. Hắn vốn căm ghét hai ông từ lâu. Hắn về kể chuyện cho vua biết và nói thêm:

- Thần thấy hai tên đô vật ấy ngày càng lộng quyền. Sự lộng quyền sẽ dẫn tới sự thoán nghịch. Nếu không sớm trừ đi ắt về sau sẽ có họa lớn.

Thế là qua hôm sau, hai ông bị đưa ra pháp trường. Nhưng đao phủ chém chặt băm vằm thế nào cũng không thể nào làm họ chết được. Người ta lại cho bốn ngựa phanh thây, nhưng ngựa không chạy nổi. Cho là thần linh, ai nấy đều lắc đầu lè lưỡi, sợ xanh cả mắt. Mãi về sau có một tên hung đồ, tay chân của viên nịnh thần, hiến một kế là vót một thanh nứa lấy đằng cứa thật sắc, rồi tống ngược từ hậu môn đến mồm.

Viên nịnh thần nghe theo, quả nhiên hai ông chết thật, nhưng hai ông còn lớn tiếng chửi rủa bọn tham quan ô lại trong chiều cho đến lúc tắt thở..

Nàng tiên ốc

Chuyện xưa kể lại rằng, ở ngôi làng nọ có bà lão sinh sống, tuổi bà cũng đã cao, lại rất nghèo khó. Bởi vì làm lụng vất vả bao năm nên nhìn hình dáng của bà rất ốm yếu, gầy gò, nét mặt của bà thì luôn nhăn nhúm, lúc nào cũng có vẻ đượm buồn...

Duyên nợ tái sinh

Ngày xưa, có một anh học trò trẻ tuổi nhà nghèo xơ nghèo xác. Vì có cha mẹ già, anh phải lang thang đây đó làm nghề gõ đầu trẻ để nuôi thân và nuôi cha mẹ. Mãi về sau, anh được một phú ông ở một làng nọ mời về "ngồi" tại nhà...

Thần sắt

Xưa có anh nông dân một mình sống ở cái lều ven rừng. Anh không có một tấc sắt nên làm ăn rất vất vả. Anh chặt củi bằng đá, đẽo cây bằng gỗ, đào hố tra bắp bằng đầu que. Khổ sở hết chỗ nói, thế mà nghèo vẫn hoàn nghèo...

Trạng nguyên Giáp Hải

Trạng nguyên Giáp Hải là một nhân vật lịch sử có thật thời nhà Mạc, được ghi chép trong Đại việt sử ký toàn thư. Tuy xuất thân nghèo khổ, nhưng sự kiên trì học tập và tài năng của ông đã được lịch sử ghi nhận và lưu truyền trong dân gian...

Sự tích Thánh làng Chèm

Ngày xưa, ở làng Chèm có một người họ Lý khỏe mạnh lạ thường. Đặc biệt thân thể của anh ta quá khổ, đo được hai trượng sáu thước bề cao. Vì thế đi đâu ai cũng kinh sợ người ta gọi là Ông Trọng...

Sự tích chú cuội cây đa

Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như lệ thường, Cuội vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi đến gần một con suối nhỏ, Cuội bỗng giật mình trông thấy một cái hang cọp...

Sự tích Trầu Cau

Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh, ai là em...

Bụng làm dạ chịu

Ngày xưa, có một anh chàng vô công rồi nghề, ngày ngày chỉ biết ăn bám vợ và khoác lác. Người vợ rất lấy làm bực mình vì phải nai lưng ra làm nuôi chồng và ba đứa con...

Sự tích con thạch sùng

Ngày trước, ở vùng nọ có đôi vợ chồng Thạch Sùng, gia đình vốn nghèo khó. Họ cùng nhau sống chui sống lủi ở túp lều ngay gần chợ để xin ăn cho qua ngày...