Lê Chân

Bà Lê Chân quê gốc ở 1 làng nhỏ là An Biên, huyện Đông Triều, Quảng Ninh. Cha là Lê Đạo làm nghề thày thuốc, sống rất nhân từ, quảng đại sẵn lòng che chở cứu giúp người nghèo, được dân chúng xa gần mến phục. Mẹ là Trần Thị Châu nổi tiếng là người hiền thục, đảm đang và nhân đức.

Vào mùa xuân năm Kiến Vũ thứ 16 tức tháng ba năm 40 đầu công nguyên, quân Đông Hán xâm lược nước ta. Sắc đẹp mê hồn của nàng Lê Chân lại là một nguyên cớ gây cho gia đình tai biến không ngờ. Một lần Thái thú Tô Định đi kinh lý qua miền Đông Triều, có kẻ nịnh thần tâu với hắn rằng Lê Chân là một tiên nữ giáng thế. Tô Định dùng quyền thế của mình để ép nàng làm vợ, nhưng Lê Chân nhất mực từ chối. Chuyện cầu hôn không thành, Tô Định đã hãm hại cả bố mẹ Lê Chân. Căm giận Tô Định - quân cướp nước tham tàn bỉ ổi, Lê Chân quyết chí trả thù nhà, đền nợ nước. Nàng đã đi tìm thầy luyện võ nghệ, binh thư cho mình. Khi võ nghệ đã tinh thông, Lê Chân đã di cư đến vùng đất An Biên, An Dương, Hải phòng để chiêu tập binh mã. Vùng đất An Biên lúc bấy giờ chỉ là một bãi đất phù sa mới được bồi đắp, lơ thơ cỏ dại và mấy túp lều tranh của dân chài lưới. Đến vùng An Biên, Lê Chân bắt tay vào khai khẩn đất hoang, lập ấp mở làng, tích trữ lương thảo, sắm sửa vũ khí và thu nạp quân sĩ, binh mã. Khi đã có lương thảo, quân sĩ trong tay, Lê Chân lên xứ Đoài gặp Hai Bà Trưng trắc và Trưng Nhị để xin được tham gia đánh giặc. Gặp được người đồng tâm mưu nghiệp lớn, Lê Chân cùng Hai Bà Trưng ngày đêm bàn tính kế sách khởi nghĩa diệt quân Đông Hán.

Được sự hưởng ứng của các Lạc tướng và lạc dân chỉ trong một thời gian ngắn, ngọn cờ chính nghĩa của Hai Bà đã tập hợp được 65 huyện thành trong cả nước. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã lan rộng từ Mê Linh ra khắp các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố. Chẳng bao lâu quân khởi nghĩa đã hạ được 65 thành. Bọn tàn quân Tô Định phải chạy trốn về quận Nam Hải. Hai Bà Trưng xưng Vương và đóng đô ở Mê Linh. Bà Lê Chân được ban thưởng rất hậu và được phong làm tướng trở về trấn ải vùng Đông Triều Quảng Ninh và An Biên, Hải Phòng.

Tại An Biên - Hải phòng, bà Lê Chân tiếp tục cho mở rộng trang trại vận động nhân dân khai khẩn đất hoang dọc theo sông Tam Bạc, biến thành đồng lúa, nương dâu và đặt cho vùng này là An Biên trang. Tiếp nối công đức của người cha, bà Lê Chân mở lòng từ thiện cứu giúp người nghèo, khuyến khích nghề nông phát triển. Dân cư trong vùng ngày thêm đông đúc, trù phú.

Ghi nhớ công ơn của nữ tướng Lê Chân, đặc biệt công khai phá và lập ra làng An Biên xưa - nay là Hải Phòng, người dân Hải phòng đã xây dựng đền Nghè thờ bà Lê Chân trên phố Mê Linh, Bà được coi là Thành hoàng của Hải Phòng. Đền Nghè được xếp hạng là Di tích Quốc gia và được nhân gian coi là chốn linh thiêng. Nhân dân Hải phòng và các tỉnh lân cận như: Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Dương thường đến lễ viếng và tham quan, nhất là những ngày mồng 1 và 15 hàng tháng, người dân đến lễ rất đông. Hàng năm vào dịp 25 tháng Chạp, thành phố Hải phòng thường tổ chức lễ hội dâng hương tưởng niệm ngày mất của Bà - Vị nữ tường anh hùng – Người có công xây dựng và bảo vệ quê hương.

Hiện nay, đền Nghè thờ nữ tướng Lê Chân đang được Nhà nước cấp kinh phí để tu sửa, tôn tạo và mở rộng để thực sự xứng với công lao to lớn của Bà.

Vua heo

Ngày xửa ngày xưa có một cậu bé mồ côi, quần áo rách rưới lang thang đi ăn xin khắp nơi, có lần đến ngôi làng nọ, có một người thấy cậu cũng nhanh nhẹn bèn mang cậu về nhà nuôi để sai vặt...

Đồng tiền Vạn Lịch

Ngày xưa ở huyện Thanh Trì có một anh chàng học trò nghèo họ Nguyễn. Anh ta mồ côi cha, nhà cửa sa sút. Người mẹ làm nghề chống đò ngang cố nuôi cho con ăn học...

Thạch Sanh - Lý Thông

Xưa ở quận Cao Bình có gia đình bác tiều phu Thạch Nghĩa, vợ chồng tuổi cao mà vẫn không con. Ông bà lo buồn và ra sức làm việc nghĩa. Ông thì sửa cầu, sửa cống, khơi rãnh, đắp đường. Bà thì nấu nước cho người qua đường uống...

Cây tre trăm đốt

Chuyện xưa kể lại rằng, ở vùng nọ có một người nông phu rất nghèo khó, vì vậy nên anh ta không còn cách nào khác là phải đến ở cho nhà một phú ông vô cùng giàu có...

Sự tích Trầu Cau

Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh, ai là em...

Rắn báo oán

Ngày ấy, trong một gò đất cây cối mọc um tùm ở làng Nhị Khê gọi là gò Rùa, có một con rắn mẹ sống với một đàn con...

Chàng ngốc học khôn

Ngày xưa, có anh chàng tên là Đần lấy chị vợ tên là Khôn. Cả đời một chữ cắn làm đôi không biết, anh ta lại chẳng chịu thò đầu đi đâu, chỉ ru rú ở xó nhà để vợ sai bảo, từ việc nhỏ tới việc lớn, nên đã đần lại càng đần thêm...

Người con gái Nam Xương

Ngày xưa, ở làng Nam-xương có cô gái tên là Vũ Thị Thiết, người đã xinh đẹp lại thùy mị nết na. Nàng lấy chồng là Trương sinh vốn là người cùng làng. Trương sinh có tính cả ghen, hay để tâm xét nét vợ...

Người cưới ma

Ngày xưa có một anh đồ họ Lê, nhà nghèo khó, phải bỏ đi các nơi làm nghề gõ đầu trẻ. Về sau anh được một phú ông một làng nọ đón về “ngồi” ở nhà để cho con khỏi đi học xa...