Mẹ và cuộc hành trình của bạn

Khi bạn bước chân vào thế giới này, mẹ đã ôm bạn trong tay. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách khóc như một nữ thần báo tử.
Khi bạn 1 tuổi, mẹ đút từng miếng ăn và chăm sóc cho bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách khóc suốt đêm dài.
Khi bạn 2 tuổi, mẹ tập cho bạn đi. Bạn cám ơn mẹ bằng cách bỏ chạy đi khi mẹ gọi.
Khi bạn 3 tuổi, mẹ làm cho bạn tất cả những bữa ăn với tình yêu. Bạn cám ơn mẹ bằng cách quăng đĩa cơm xuống sàn.
Khi bạn 4 tuổi, mẹ cho bạn một vài cây bút màu. Bạn cám ơn mẹ bằng cách tô chúng lên bàn ăn.
Khi bạn 5 tuổi, mẹ diện cho bạn vào những ngày lễ. Bạn cám ơn mẹ bằng cách ngã ùm vào đống bùn gần nhất.
Khi bạn 6 tuổi, mẹ dắt tay bạn đến trường. Bạn cám ơn mẹ bằng cách la lên:” Con không đi”
Khi bạn 7 tuổi, mẹ mua cho bạn quả bóng. Bạn cám ơn mẹ bằng cách ném nó qua cửa sổ nhà bên cạnh.
Khi bạn 8 tuổi, mẹ cho bạn một cây kem. Bạn cám ơn mẹ bằng cách để nó chảy cả vào lòng bàn tay.
Khi bạn 9 tuổi, mẹ cho bạn đi học piano. Bạn cám ơn mẹ bằng cách chẳng bao giờ ngó ngàng đến việc thực hành.
Khi bạn 10 tuổi, mẹ làm tài xế cho bạn suốt ngày, từ đi chơi bóng đến tập thể dục rồi hết tiệc sinh nhật này đến tiệc sinh nhật khác. bạn cám ơn mẹ bằng cách khi đến nơi nhảy ra khỏi xe và chẳng bao giờ quay lại.
Khi bạn 11 tuổi, mẹ dẫn bạn cùng bạn bè đi xi-nê. Bạn cám ơn mẹ bằng cách xin ngồi ở hàng ghế khác.
Khi bạn 12 tuổi, mẹ răn bạn rằng không được xem những chương trình ti vi nào đó. Bạn cám ơn mẹ bằng cách đợi cho mẹ rời khỏi nhà rồi bật lên xem.
Khi bạn 13 tuổi, mẹ đề nghị bạn cắt tóc. Bạn cám ơn mẹ bằng cách bảo mẹ rằng không biết thế nào là sành điệu.
Khi bạn 14 tuổi, mẹ cho bạn đi trại hè xa nhà một tháng. Bạn cám ơn mẹ bằng cách quên chẳng viết lấy một lá thư.
Khi bạn 15 tuổi, mẹ đi làm về và chờ đợi sự chào đón của bạn. bạn cám ơn mẹ bằng cách khoá cửa phòng ngủ.
Khi bạn 16 tuổi, mẹ dạy bạn lái chiếc xe của mẹ. Bạn cám ơn mẹ bằng cách lấy nó chạy bất cứ lúc nào có thể.
Khi bạn 17 tuổi, mẹ đang đợi một cuộc gọi quan trọng. Bạn cám ơn mẹ bằng cách tán dóc trên điện thoại đến giữa đêm. Khi bạn 18 tuổi, mẹ đã khóc trong ngày tốt nghiệp của bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách đi chơi với bạn bè đến chiều tối.
Khi bạn 19 tuổi, mẹ trả tiền học phí cho bạn, lái xe đưa bạn đến trường đại học, mang túi sách cho bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách tạm biệt mẹ bên ngoài dãy phòng tập thể để khỏi lúng túng trước mặt bạn bè.
Khi bạn 20 tuổi, mẹ hỏi bạn gặp gỡ ai chưa. Bạn cám ơn mẹ bằng cách đáp:” Đó không phải là chuyện của mẹ”.
Khi bạn 21 tuổi, mẹ đề nghị bạn những nghề nghiệp nào đó cho tương lai. Bạn cám ơn mẹ bằng cách trả lời :” Con không muốn giống mẹ”.
Khi bạn 22 tuổi, mẹ ôm bạn tại ngày lễ tốt nghiệp. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách hỏi xem mẹ có thể tặng bạn một chuyến du lịch Châu Âu không?
Khi bạn 23 tuổi, mẹ sắm sửa tất cả đồ đạc cho căn hộ đầu tiên của bạn. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách nói rằng những người bạn của mẹ thật xấu xí.
Khi bạn 24 tuổi, mẹ gặp vị hôn phu của bạn và hỏi về những kế hoạch tương lai của bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách giận giữ và càu nhàu:” Con xin mẹ đấy”.
Khi bạn 25 tuổi, mẹ lo lễ cưới cho bạn, mẹ khóc và bảo mẹ yêu bạn biết bao. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách dọn đến sống ở một nơi xa tít.
Khi bạn 30 tuổi, mẹ gọi bạn và khuyên bảo về việc chăm sóc trẻ con. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách bảo rằng:” Mọi việc giờ đã khác xưa rồi”.
Khi bạn 40 tuổi, mẹ gọi điện để nhắc bạn nhớ một sinh nhật của người thân. Bạn cảm ơn mẹ bằng câu trả lời:” Con thật sự bận mẹ ạ”.
Khi bạn 50 tuổi, mẹ ngã bệnh và cần bạn chăm sóc. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách tìm đọc sách về đề tài :” Cha mẹ trở thành gánh nặng cho con cái như thế nào?”.

Và rồi, một ngày kia, mẹ lặng lẽ ra đi. Tất cả những điều bạn chưa bao giờ làm sụp đổ tan tành.” Hãy ru con ngủ, ru con qua suốt đêm dài. Bàn tay đưa nôi… có thể cai trị cả thế giới.”
Ta hãy dành một giây phút nào đó để báo hiếu và tỏ lòng kính trọng đối với người ta gọi là Mẹ, dù rằng một số người có thể sẽ không nói điều đó thẳng thắn với mẹ mình. Chẳng có điều gì có thể thay thế mẹ được. Hay trân trọng từng giây phút, dầu rằng đôi khi mẹ không phải là người hiểu ta nhất trong những người bạn của ta, có thể không đồng ý với những suy nghĩ của chúng ta, nhưng người ấy vẫn là mẹ bạn!!!

Mẹ sẽ luôn ở bên bạn, lắng nghe những phiền muộn, niềm vui cũng như nỗi thất vọng của bạn. Hãy tự hỏi chính mình:” Mình có dành đủ thời gian cho mẹ để lắng nghe những phiền muộn và buồn chán của người nội trợ suốt ngày ở trong bếp không???”.

Yêu thương và kính trọng mẹ, dù rằng bạn có thể có cách nhìn khác với mẹ. Khi mẹ ra đi, những kỉ niệm yêu mến của quá khứ và cả nuối tiếc sẽ ở lại.
Đừng xem những điều gần gũi nhất với trái tim bạn là hiển nhiên. Yêu mẹ hơn bản thân mình, vì cuộc đời bạn sẽ vô nghĩa nếu không có Người.

Nơi ngọn gió dừng chân

Trường tôi đang học là trường năng khiếu nghệ thuật. Chúng tôi, những học sinh của trường, ngoài việc học các môn như những bạn trong những ngôi trường bình thường còn học thêm vài môn đặc biệt.

Hoa hồng tặng Mẹ ngày Giáng Sinh

Bobby cảm thấy lạnh khi ngôi ngoài sân trong lúc trời đổ tuyết như thế này. Chân nó để trần, không đi giày; nó ghét phải xỏ chân vào giày nhưng thật ra nó đâu có đôi nào đâu.

Không cần xem chữ ký

Tôi là nhà phân tích chữ viết chuyên nghiệp. Trong khi tài năng độc đáo này được xem là một sự bảo đảm vẻ mặt tài chính, nó lại tác hại đến cuộc sống tình cảm của tôi!

Viết cho con trước ngày sinh

Con yêu! Hồi hộp lớn theo con mỗi ngày. Con khiến cha mẹ hơn bao giờ hết gần nhau đến tận cùng.

Bạn có nghèo không?

Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến một nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì vùng.

Học làm người

Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi học lên tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.

Cậu bé và chiếc lồng chim

Một người đàn ông ngồi ở ven đường với một chiếc lồng chim lớn. Một cậu bé để ý thấy rằng chiếc lồng ấy có đủ loại chim.

Chuyện xây cầu Brooklyn

Cầu Brooklyn bắc ngang con sông nằm giữa hai thành phố Manhattan và Brooklyn phải nói là phép lạ của ngành xây dựng. Vào năm 1883, một kỹ sư giàu óc sáng tạo tên là John Roebling, lòng đầy hứng khỏi khi nảy ra ý kiến xây một cây cầu thật ngoạn mục...

Nó là bạn cháu

Tôi nghe câu chuyện này ở Việt Nam và người ta bảo đó là sự thật. Tôi không biết điều đó có thật hay không; nhưng tôi biết những điều kỳ lạ hơn thế đã xảy ra ở đất nước này.