Món quà ngọt ngào

Tôi tìm một ghế trống trong công viên dưới những tán cây liễu khẳng khiu để gặm nhắm cái cảm giác ê chề về cuộc đời, về cái thế giới như đang vùi dập đời tôi.

Và như thể tất cả những điều đó chưa đủ làm tôi khổ sở, một đức bé chạy đến hỗn hễn, mệt nhoài vì chơi đùa, nghiêng đầu nói: “Chị nhìn xem em tìm được cái gì”. Trong tay nó, một bông hoa tơi tả tội nghiệp với những đài hoa nhăn nhúm vì không đủ nước và ánh sáng. Để thằng bé mang ngay cái hoa tàn đi và trở lại với cuộc chơi của nó, tôi cười gượng và xua tay. 

Thay vì quay đi, thằng bé đến ngồi bên cạnh tôi, đưa hoa lên mũi và reo lên sung sướng: “Mùi thơm tuyệt quá, chắc nó là một bông hoa xinh đẹp. Em hái tặng chị đó”. Bông hoa đang úa tàn và gần như khô héo trước mắt tôi chẳng còn màu sắc gì rõ ràng ngoài sự trộn lẫn giữa vàng đỏ và cam. Nhưng tôi biết phải nhận nó nếu không thằng bé sẽ chẳng để tôi yên. Tôi đưa tay lên nhận đoá hoa và làu bàu: “Hãy cho chị vậy”, nhưng thay vì đặt đoá hoa vào tay tôi, nó để đóa hoa chơi vơi giữa khoảng không một cách vô thức. Chính lúc đó tôi mới nhận ra rằng đứa bé không nhìn thấy được: nó bị mù. Tôi nghe giọng mình run rẩy khi thốt ra lời cảm ơn. Nó mỉm cười và trở lại cuộc chơi, không nhận ra nó đã làm xao động tâm hồn tôi.

Tôi ngồi yên và tự hỏi: làm sao thằng bé thấy được một phụ nữ tội nghiệp dưới tán cây, làm sao nó biết được hoàn cảnh bi đát mà tôi đang buông xuôi. Có lẽ từ trong trái tim đã cho nó ánh sáng thực sự. Bằng đôi mắt của một đứa trẻ mù, cuối cùng tôi đã có thể nhận ra rằng mọi khó khăn không phải trong thế giới này mà ở trong chính bản thân tôi. Và trong tất cả mọi khổ sở tự mình tạo ra đó, chính tôi mới là một kẻ mù lòa. Tôi nguyện phải nhìn thế giới này bằng vẻ đẹp đích thực của nó và trân trọng mỗi phút giây trong đời. Khi đó, tôi đưa đoá hoa lên mũi và tận hưởng mùi hương ngọt ngào của một đoá hoa hồng trinh nguyên.

Là cậu, luôn cạnh tớ

Cậu vẫn ở đấy. Lặng thầm chờ tớ nơi cuối con đường, chỉ đơn giản là đón tớ về sau những va vấp của cuộc đời.

Đừng tưởng mình ghê gớm

Booth Tarkington là nhà văn và nhà soạn kịch nổi tiếng của nước Mỹ thế kỷ 20. Hai cuốn tiểu thuyết “The Magnificent Ambersons” và “Alice Adams” của ông từng được tặng giải thưởng Pulitzer.

Chúng em là những thằng ngu

Vào ngày đầu tiên tôi đi dạy, tất cả các giờ học đều trôi chảy. Cho đến giờ thứ bảy, giờ cuối cùng trong ngày.

Bà Táp-táp

Không ai biết tên thật của bà. Mọi người gọi bà là Táp-táp bởi vì mỗi khi bước lên một bước, bà lại gõ nhẹ “táp táp” trên đất. Bà bị mù.

Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu

Helen vừa phá kỷ lục marathon thế giới trong nhóm vận động viên tuổi từ 70 đến 75, đã kết thúc đường chạy dài 26, 2 dặm trong vòng 4 giờ 31 phút.

Thử nghĩ xem

Sau khi Fred Astaire thử vai lần đầu tiên vào năm 1933, ghi chú của vị điều hành cuộc thi của MGM, “Không biết diễn! Hơi nhàm chán! Biết nhảy một chút!” Astaire lưu giữ tờ giấy ngay phía trên lò sưởi nhà mình tại Bevery Hills.

Lá thư người mẹ

Lâu rồi mẹ không nhận được thư con. Lần về thăm nhà, dù con không nói và cố tỏ ra vui nhưng mẹ đã linh cảm con đang gặp phải một chuyện gì đó không may, con đang rất buồn, thất vọng và đuối sức...

Tiếng đàn cho mẹ

Qua nhiều năm dạy piano, tôi nhận ra rằng trẻ em có nhiều cấp độ năng lực về âm nhạc. Tôi chưa bao giờ hân hanh có được một học trò thần đồng nào cả, dù cũng có một số học sinh thật sự tài năng.

Đôi khi...

Đôi khi, có ai đó vô tình bước vào cuộc đời bạn, bạn sẽ không biết trước được người đó sẽ là ai và chỉ đến khi gặp họ, bạn mới biết họ có ý nghĩa quan trọng với bạn như thế nào.